Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 8 CD bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Cho một thìa thuỷ tinh bột đá vôi và một mẫu đá vôi nhỏ có khối lượng bằng nhau lần lượt vào hai ống nghiệm 1 và 2. Sau đó cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm khoảng 5 ml dung dịch HCI cùng nồng độ. Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
- a) So sánh tốc độ tan của đá vôi trong dung dịch acid ở hai ống nghiệm.
- b) Dựa vào đâu để kết luận phán ứng nào xảy ra nhanh hơn?
Câu 2: Trường hợp nào sau có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn trong hai trường hợp sau:
- a) Để que đóm còn tàn đỏ ở ngoài không khí.
- b) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào trong bình chứa khí oxygen.
Câu 3: Trong hai phản ứng sau phản ứng nào có tốc độ nhanh hơn, phản ứng nào có tốc độ chậm hơn
- a) đốt cháy dây sắt trong oxygen
- b) Sự gỉ sắt trong không khí
Câu 4: Kể tên hai phản ứng một phản ứng có tốc độ nhanh và một phản ứng có tốc độ chậm trong thực tế.
Câu 5: Nêu ví dụ trong thực tiễn có vận dụng yếu tố ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ của phản ứng.
Câu 6: Cho hai cốc thủy tinh đựng nước lạnh và nước nóng, thả đồng thời vào cốc một viên vitamin c (dạng sủi) dự đoán xem cốc nào viên Vitamin C tan nhanh hơn?
Câu 7: Trong hai phản ứng sau phản ứng nào có tốc độ nhanh hơn, phản ứng nào có tốc độ chậm hơn? Vì sao?
- a) Đốt cháy dây sắt trong oxygen
- b) Sự gỉ sắt trong không khí
Câu 1:
- a) Tốc độ phản ứng ở ống 1 nhanh hơn ống 2.
- b) Dựa tốc độ thoát khí kết luận phán ứng nào xảy ra nhanh hơn.
Câu 2:
Phản ứng b xảy ra nhanh hơn.
Câu 3:
Phản ứng a có tốc độ nhanh hơn, phản ứng b có tốc độ chậm hơn
Câu 4:
Một phản ứng có tốc độ nhanh: tôi vôi, Đốt cháy giấy,...
Một phản ứng có tốc độ chậm trong thực tế: lên men rượu,…
Câu 5:
Ví dụ khi đun bếp củi người ta thường bổ các khúc gỗ lớn thành các thành khúc nhỏ hơn để tăng diện tích tiếp xúc với không khí --> tăng tăng tốc độ phản ứng.
Câu 6:
Dự toán cốc nước nóng thì vitamin C tan nhanh hơn.
Câu 7:
Phản ứng “a) Đốt cháy dây sắt trong oxygen” tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn vì nhiệt độ cao hơn và nồng độ chất phản ứng (O2) cao hơn.
Bình luận