Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 Kết nối bài 36: Địa lí ngành du lịch

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ?

Câu 2: Sự phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới có những đặc điểm gì?

Câu 3: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và doanh thu du lịch?


Câu 1:

- Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao, thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Bởi vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cận đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sản xuất vật chất.

- Số dân, kết cấu tuổi, giới tính, tỉ lệ gia tăng dân số và sức mua của dân cư để ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu các ngành dịch vụ.

- Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư, và cụ thể hơn nữa là các ngành dịch vụ cần phân bố ngay trong lòng các điểm dân cư (thành phố, thị xã, các làng bản,...).

- Trong một khu dân cư, các điểm dịch vụ phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân (ví dụ các điểm thương nghiệp bán lẻ, cửa hàng ăn uống công cộng, trường tiểu học, mẫu giáo, trạm xá,...) cần có bán kính phục vụ hẹp hơn so với các điểm dịch vụ về văn hóa nghệ thuật, các điểm du lịch, vui chơi giải trí, các trường trung học phổ thông, bệnh viện chuyên khoa...

– Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ.

– Mức sống và thu nhập thực tế của nhân dân quyết định sức mua, nhu cầu dịch vụ, và do vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

Đối với sự hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Câu 2: 

Đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ trên thế giới:

– Ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (trên 60%). Còn ở các nước đang phát triển, tỉ trọng của ngành dịch vụ thường chỉ dưới 50%.

- Trên thế giới, các thành phố cực lớn đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn, nhất là các dịch vụ có vai trò rất to lớn trong nền kinh tế toàn cầu như dịch vụ tiền tệ, giao thông vận tải viễn thông, sở hữu trí tuệ...

+ Các trung tâm lớn nhất về cung cấp các loại dịch vụ là Niu looc, Luân Đôn và Tô-ki–0.

+ Các trung tâm lớn đứng hàng thứ hai là Lột An-giolet, Si-ca-gô, Oa- sinh–tơn (Hoa Kỳ), Xao Pao-lô (Bra–xin), Bruc−xen (Bỉ), Phran-phuốc (Đức), Pa–ri (Pháp), Duy–rich (Thụy Sĩ) và Xi-ga-po.

– Ở mỗi nước lại có các thành phố chuyên môn hóa về một số loại dịch vụ -- nhất định. Chẳng hạn, các thành phố trước kia là các trung tâm công nghiệp chế biển lớn, thì nay đã biến đổi thành các trung tâm dịch vụ kinh doanh lớn. Một số đô thị nổi tiếng là các trung tâm du lịch, giải trí. Lại có các đô thị nổi tiếng là các trung tâm về giáo dục, đào tạo...

- Trong các thành phố lớn thường hình thành các trung tâm giao dịch, thương mại. Đó là nơi tập trung các ngân hàng, các văn phòng đại diện của các thương mại. Đó là nơi tập trung các ngân hàng, các văn phòng đại diện của các công ti, các siêu thị hay các tổ hợp thương mại, dịch vụ lớn...

- Ở nước ta, các thành phố, thị xã thường có khu hành chính (phần “đô”) và khu buôn bán, dịch vụ (phần “thị”).

Câu 3:

- Tài nguyên du lịch trên lãnh thổ (tự nhiên, nhân văn).

- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho ngành du lịch và cơ sở hạ tầng.

Nhân lực ngành du lịch: tính chuyên nghiệp của người phục vụ lữ hành, khách sạn, quảng bá.

- Thị trường du lịch (trong nước và quốc tế).

- Các nhân tố: an ninh, chính trị, sự phát triển các ngành kinh tế, hệ thống pháp luật,...


Bình luận

Giải bài tập những môn khác