Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 Kết nối bài 29: Địa lí một ngành công nghiệp
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Phân tích sự phân bố của công nghiệp khai thác than, dầu khí, quặng kim loại?
Câu 2: Điện trên thế giới sản xuất từ những nguồn nào?
Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa công nghiệp khai thác quặng kim loại đen và quặng kim loại màu?
Câu 4: Sản xuất nông, lâm, thủy sản có tác động như thế nào tới công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
Câu 1:
- Phân bố gắn với cơ sở tài nguyên:
+ Khai thác nhiên liệu ở nơi có tài nguyên. Ví dụ: Ngành khai thác than tập trung ở các nước có trữ lượng lớn như Trung Quốc, Hoa Kì, Nga, Ba Lan,...; ngành khai thác dầu khí tập trung tại Trung Đông, Mĩ Latinh, Bắc Phi,...
+ Nhiệt điện phân bố gần nguồn nhiên liệu (ví dụ ở Việt Nam các nhà máy nhiệt điện phân bố ở Đông Bắc gắn với than, ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long gắn với nguồn khí...).
+ Thuỷ điện phân bố ở khu vực đồi núi nơi có trữ năng thuỷ điện (ví dụ: Miền Tây Hoa Kì, Tây Trung Quốc, miền núi phía Bắc nước ta,...).
+Điện gió phát triển nơi nhiều gió, điện mặt trời phát triển ở nơi nguồn năng lượng mặt trời dồi dào...
- Phân bố gắn với nhu cầu sử dụng và sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật, trình độ phát triển kinh tế:
+Các nước phát triển có ngành điện lực phát triển do nhu cầu sử dụng lớn, khả năng đáp ứng kĩ thuật cho nghiên cứu xây dựng cơ sở vật chất. Các nước có sản lượng điện lớn là: Nhật Bản, Hoa Kì. Các nước có sản lượng bình quân đầu người cao: Hoa Kì, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản, EU,... Đồng thời cơ cấu ngành được mở rộng hơn với các ngành điện nguyên tử, ngành điện địa nhiệt, phong điện,...
+Các nước đang phát triển có cơ cấu ngành kém phát triển, chủ yếu là ngành khai thác nhiên liệu, cơ cấu ngành điện đơn điệu hơn. Ví dụ: Nhiều nước ở châu Phi có sản lượng điện không đáng kể, bình quân sản lượng điện bình quân đầu người thấp.
Câu 2:
Điện năng được sản xuất từ các nguồn:
- Nhiệt điện (than, dầu khí).
– Thủy điện.
- Điện nguyên tử.
- Năng lượng mới: gió, Mặt Trời, thủy triều, địa nhiệt,...
Câu 3:
| Luyện kim đen | Luyện kim màu |
Vai trò | Luyện kim đen là cơ sở phát triển công nghiệp chế tạo máy, tạo ra nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại | Luyện kim màu sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy đặc biệt là chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghiệp hóa chất và cả trong các ngành kinh tế quốc dân khác như bưu chính viễn thông, thương mại |
Nguyên liệu | Quặng sắt là chủ yếu | Quặng kim loại màu |
Quy trình công nghệ | Từ quặng sắt và than cốc phải nấu thành gang trong lò cao, rồi từ gang mới luyện ra thành thép, thép được cán thành thỏi, dát thành tấm | Phức tạp và khó khăn hơn gồm 2 giai đoạn: Làm giàu quặng (tuyển quặng) và chế biến quặng |
Sản phẩm | Gang, thép | Kim loại không có sắt |
Câu 4:
Tác động của sản xuất nông, lâm, thủy sản tới công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:
- Tích cực:
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào.
+ Nguyên liệu có ở khắp nơi.
- Tiêu cực:
+Nguồn nguyên liệu thiếu ổn định do sản xuất nông nghiệp bấp bênh, mang tính mùa vụ, chất lượng chưa đảm bảo.
+ Nguồn lao động bổ sung từ ngành nông nghiệp còn hạn chế về tác phong sản xuất và trình độ.
Bình luận