Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 Kết nối bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và sự phân công nghiệp

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 2: Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

Câu 3: Vị trí địa lí và các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

Câu 4: Trình bày điểm giống và khác nhau giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp?

Câu 5: Nêu đặc điểm của ngành công nghiệp mũi nhọn?


Câu 2:

- Dân cư, lao động:

+ Đảm bảo lực lượng sản xuất: Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt – may, giày — da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao. Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử – tin học, cơ khí chính xác,...

+ Tác động đến thị trường tiêu thụ: Tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hoá, thúc đẩy phát triển và phân bố công nghiệp.

- Khoa học - công nghệ:

+ Làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp, cho phép khai thác những loại tài nguyên ở những nơi khó khăn, trước đây chưa khai thác được. Ví dụ, phương pháp hóa than ngay trong lòng đất cho phép thay đổi hẳn điều kiện lao động, đồng thời khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được; những tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu cho phép khoan lấy nước ngầm ở các hoang mạc để phục vụ sản xuất công nghiệp...; khoan sâu và ngang trong tìm kiếm mỏ dầu khí mang lại hiệu quả rất cao.

+ Sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, sức gió, sức thuỷ triều,...), nguyên liệu thay thế, góp phần vào phát triển bền vững, cho phép sử dụng rộng rãi nhiều loại tài nguyên trước đây đang còn được sử dụng ít.

+ Xuất hiện ngành mới; tạo ra các quy trình công nghệ mới, từ đó làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp, linh hoạt trong phân bố. Ví dụ, trước đây các xí nghiệp luyện kim thường gắn với mỏ than và quặng sắt, nhưng hiện nay nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố đã thay đổi.

- Vốn đầu tư và thị trường:

+ Vốn đầu tư tác động đến quy mô, phương tiện sản xuất, là đòn bẩy cho phát triển và phân bố công nghiệp

+ Thị trường: Tác động mạnh mẽ tới thay đổi cơ cấu sản xuất, quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. Ví dụ, nhờ chiến lược thị trường có hiệu quả mà hiện nay các ngành det may, , chế biến thực phẩm thủy, hải sản, da giày... có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước và quốc tế (Hoa Kì, EU,...).

+ Chính sách phát triển công nghiệp:

+ Ảnh hưởng tới sự phân bố và cơ cấu ngành công nghiệp trong từng giai đoạn.

+ Xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

+ Xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Câu 3:

* Vị trí địa lí:

- Tác động đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng, phân bố công nghiệp. Ví dụ: Vị trí địa lí có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các nước đang phát triển và ở Việt Nam.

- Tác động đến khả năng tiếp cận thị trường: Vị trí địa lí gần với các khu vực phát triển kinh tế năng động, thị trường phát triển sẽ có nhiều thuận lợi trong giao thương kinh tế.

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Khoáng sản:

+ Trữ lượng và chất lượng khoáng sản chi phối đến quy mô của sản xuất công nghiệp.

+ Sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ chi phối cơ cấu sản xuất công nghiệp.

+ Sự phân bố các loại khoáng sản và sự kết hợp chúng trên lãnh thổ chi phối đến sự phân bố sản xuất công nghiệp (ví dụ, các nhà máy xi măng lớn thường được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú; các nhà máy luyện kim thường được phân bố gần nơi có mỏ quặng,...)

- Đất đai, địa chất công trình: Thuận lợi hay khó khăn cho xây dựng các nhà máy, xí nghiệp.

- Nguồn nước và khí hậu:

+Nguồn nước: Là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp (luyện kim đen và màu), dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm,...

+ Khí hậu: Tính chất đa dạng và phức tạp của khí hậu, kết hợp với nguồn tài nguyên sinh vật làm xuất hiện các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Tài nguyên rừng, biển ảnh hưởng đến phân bố công nghiệp: Tài nguyên rừng, cá, dầu khí, cảng nước sâu,.. tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến gỗ, chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu,....

Câu 4: 

 

Sản xuất công nghiệp

Sản xuất nông nghiệp

Giống nhau

- Đều thuộc khu vực sản xuất vật chất, trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ cho sản xuất và đời sống.

- Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Khác nhau

Tư liệu sản xuất

tư liệu sản xuất là máy móc, thiết bị. Đất đai chỉ là nơi phân bố sản xuất

đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được

Đối tượng lao động

khoáng sản, nguyên, nhiên, vật liệu

là các cây trồng và vật nuôi, chúng có quá trình phát sinh và phát triển

Mức độ phụ thuộc tự nhiên

ít phụ thuộc vào tự nhiên

phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ rõ rệt

Các giai đoạn sản xuất

bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu và giai đoạn chế biến nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp

các giai đoạn kế tiếp nhau vì đối tượng lao động là cây trồng, vật nuôi

Mức độ tập trung sản xuất:

có tính chất tập trung cao độ. Tính chất tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm.

- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Ngành nông nghiệp không có đặc điểm này.

có tính phân tán trong không gian do đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu

Câu 5:

Đặc điểm của ngành công nghiệp mũi nhọn:

- Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia.

- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu và giá trị công nghiệp của quốc gia.

- Có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các ngành công nghiệp khác.

- Khai thác thế mạnh về tự nhiên và kinh tế – xã hội của một quốc gia.

- Hướng ra xuất khẩu, phù hợp với xu thế tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác