Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 Kết nối bài 14: Đất trên Trái Đất

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Phân biệt sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất?

Câu 2: Trình bày quá trình hình thành từ đá gốc đến đá mẹ?

Câu 3: Trình bày vai trò của đá mẹ, khí hậu và sinh vật trong quá trình hình thành đất?

Câu 4: Trình bày những tác động của khí hậu tới sự hình thành đất?

Câu 5: Giải thích sự đa dạng và phong phú của đất?


Câu 1: 

Sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất

  - Vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của nhiều yêu tô bên ngoài, có cấu trúc phân tầng theo chiều thăng đứng.

  - Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hoá các loại đá.

Câu 2: 

Quá trình hình thành từ đá gốc đến đá mẹ:

Đá gốc (nham thạch) bị phá hủy tạo thành đá mẹ. Đá mẹ thuộc lớp vỏ phong hóa, đó là những lớp đá bị vỡ vụn, chưa bị phong hóa hoàn toàn, nằm trên đá gốc (nham thạch). Dưới tác động của nhiệt, ẩm và hoạt động của sinh vật, lớp vỏ phong hóa tạo thành lớp phủ thổ nhưỡng, là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì (khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển).

Câu 3: 

 Đá mẹ, khi hậu, sinh vật có vai trò khác nhau trong quá trình hình thành đất

- Đá mẹ: Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất.

- Khí hậu: Nhiệt và ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá bị phá huỷ thành những sản phẩm phong hoá. Những sản phẩm này sẽ tiếp tục bị phong hoá thành đất.

- Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất. Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ, rễ cây tạo phong hoá sinh học; vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn; động vật phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hoá học của đất.

Câu 4: 

- Khí hậu ảnh hưởng đến hình thành đất thông qua hai yếu tố nhiệt và ẩm.

+ Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá bị phá hủy thành những sản phẩm phong hóa; những sản phẩm

này sẽ bị tiếp tục phong hóa thành đất.

+ Nhiệt và ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.

+ Nhiệt ẩm tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.

+ Thông qua sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến hình thành đất. Ở các đới khí hậu khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật rất khác nhau, do đó số lượng.

Câu 5:

- Bất kì loại đất nào cũng chịu tác động đồng thời của các nhân tố: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.

- Tác động của mỗi nhân tố đến việc hình thành đất khác nhau:

+ Đá mẹ: Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hóa của đất.

+Khí hậu: Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá bị phá hủy thành những sản phẩm phong hóa; những sản phẩm này sẽ bị tiếp tục phong hóa thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.

+ Sinh vật: Có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất. Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ (cành khô, lá rụng,...) cho đất, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá. Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất (giun, kiến, mối,...) cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hóa học của đất.

+ Địa hình: Địa hình ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất thông qua sự phân bố lại lượng nhiệt và ẩm; từ đó, ảnh hưởng đến quá trình phong hóa, đến sự phát triển của thực vật. Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hóa xảy ra chậm, quá trình hình thành đất yếu. Các hướng sườn khác nhau sẽ nhận được lượng nhiệt, ẩm khác nhau, vì thế sự phát triển của lớp phủ thực vật cũng khác nhau, ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất. Địa hình dốc làm cho quá trình xâm thực, xói mòn mạnh, đặc biệt khi lớp phủ thực vật bị phá hủy, nên tầng đất thường mỏng và bị bạc màu. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.

+ Thời gian: Toàn bộ các hiện tượng xảy ra trong quá trình hình thành đất như quá trình phong hóa đá, quá trình di chuyển vật chất trong đất, quá trình hình thành vật chất hữu cơ,... đều cần có thời gian

- Mỗi nhân tố này có sự tác động khác nhau ở mỗi địa điểm trên bề mặt Trái Đất. Mối quan hệ giữa chúng cũng có sự khác nhau ở mỗi địa điểm trên Trái Đất. Từ đó, tạo nên sự đa dạng và phong phú của các loại đất trên bề mặt Trái Đất. Ví dụ:

+ Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm có nhiệt độ, độ ẩm cao nên thực vật phát triển mạnh, số lượng các tần tích hữu cơ (cành cây, lá rụng,...) cung cấp cho đất lớn; tiểu tuần hoàn sinh vật diễn ra nhanh, mạnh mẽ tàn tích sinh vật bị phân hủy nhanh, chất khoáng được giải phóng nhanh và lại tiếp tục được hấp thụ bởi sinh vật. Tuy nhiên, do lượng mưa lớn, các chất kiềm và kiềm thổ trong đất như K, Na, Ca, Mg bị rửa trôi mạnh, dẫn đến đất chua.

+ Trong điều kiện khí hậu ôn đới lạnh, thực vật chủ yếu là lá kim; lượng tàn tích thực vật khá lớn do điều kiện khí hậu lạnh nên sự phân hủy thực vật diễn ra chậm. Mặt khác, do thực vật lá kim nên mua trong đất chủ yếu là loại axit (chua), sản phẩm phân hủy nghèo chất tro, giàu những chất khó phân giải (sáp, ta nanh,...).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác