Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 Chân trời bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Giờ địa phương và giờ khu vực khác nhau ở những điểm nào?
Câu 2: Giữa hai chí tuyến, sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời diễn ra thế nào?
Câu 3: Ở 2 bán cầu, ngày nào trong năm có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm dài nhất?
Câu 4: Tại sao sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo ra các mùa trong năm?
Câu 5: Nếu trục của Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo trong quá trình chuyển động thì hiện tượng gì xảy ra?
Câu 6: Hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất sẽ thế nào nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo và Trái Đất vẫn luôn tự quay quanh trục? Tại sao?
Câu 1:
Giờ địa phương | Giờ khu vực |
Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời) | Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định về giờ quốc tế |
Là giờ riêng của mỗi địa điểm dựa vào vị trí của Mặt Trời làm tiêu chuẩn | Là giờ mặt trời trung bình của các kinh tuyến trong cùng một khu vực giờ. Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng 15 độ kinh tuyến và đánh số thứ tự từ 0 đến 23 theo chiều từ tây sang đông |
Mỗi kinh tuyến có một giờ mặt trời | Các địa phương nằm trong cùng khu vực giờ sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ khu vực (giờ quốc tế) |
Các địa phương nằm trên cùng kinh tuyến có cùng một giờ mặt trời | Giờ của mỗi khu vực được tính theo kinh tuyến đi qua giữa khu vực đó. Giờ ở khu vực số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT. Việt Nam thuộc khu vực giờ số 7 |
Có ý nghĩa trong từng địa phương cụ thể | Có ý nghĩa quốc tế |
Câu 2:
Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời là chuyển động không có thật. Trong năm, người ta thấy Mặt Trời chuyển động giữa hai chí tuyến, thật ra là Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 6633' dẫn đến hiện tượng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc ở các địa điểm khác nhau từ chí tuyến Nam lên chí tuyến Bắc và ngược lại.
Câu 3:
| Bán cầu Bắc | Bán cầu Nam |
Thời gian ban ngày dài nhất | Ngày Hạ chí (22/6) | Ngày Đông chí (22/12) |
Thời gian ban ngày ngắn nhất | Ngày Đông chí (22/12) | Ngày Hạ chí (22/6) |
Câu 4:
Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo ra các mùa trong năm do: trong quá trình chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kì của năm, tạo nên các mùa.
Câu 5:
Nếu trong quá trình chuyển động, trục của Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì hiện tượng xảy ra là:
- Góc nhập xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất luôn cố định không thay đổi ở từng vùng (từ Xích đạo đến cực).
- Ngày và đêm ở mọi nơi trên Trái Đất dài bằng nhau.
- Từng vùng:
+ Nhiệt đới: Khí hậu không có sự thay đổi gì so với hiện nay (nóng quanh năm).
+ Ôn đới: Quanh năm có khí hậu “như mùa xuân”.
+ Vùng cực: Quanh năm có ánh sáng và khí hậu bớt khắc nghiệt hơn.
Câu 6:
* Hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất
- Trên Trái Đất vẫn có ngày và đêm luân phiên nhau. -
- Mọi nơi trên Trái Đất đều có độ dài ngày và đêm bằng nhau.
- Độ dài ngày và đêm của tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều là 24 giờ.
Những địa phương cùng nằm trên một đường kinh tuyến sẽ có ngày và đêm cùng một lúc.
* Giải thích
- Do Trái Đất hình khối cầu.
Do Trái Đất vẫn luôn tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn thẳng đứng.
Do trục Trái Đất trùng với đường phân chia sáng tối, tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều có phần diện tích được chiếu sáng và che khuất bằng nhau.
Bình luận