Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 Chân trời bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Trình bày chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời?

Câu 2: Trình bày hiện tượng mùa của Trái Đất?

Câu 3: Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ?

Câu 5: Trình bày nguyên nhân sinh ra các mùa của Trái Đất?

Câu 6: Thời gian nào trong năm tất cả địa điểm đều nhìn thấy Mặt Trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây?

Câu 7: Mặt Trời lên thiên đỉnh là gì?


Câu 1:

+ Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.

+Ở Trái Đất, ta thấy hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23"27N (ngày 22–12) cho tới 23°27′B (ngày 22–6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23027N. Điều này làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

Câu 2:

+ Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

+ Nguyên nhân sinh ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm.

+ Người ta chia một năm ra bốn mùa: xuân, hạ thu, đông.

+ Các nước theo dương lịch ở bán cầu bắc lấy bốn ngày: xuân phân (21−3), hạ chí (22–6), thu phân (23–9) và đông chí (22−12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa. Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu bắc.

Câu 3: 

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ:

+ Trong khoảng thời gian từ ngày 21–3 đến ngày 23–9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu Bắc có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Bắc, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Nam thì ngược lại, đó là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày.

+ Trong khoảng thời gian từ ngày 23-9 đến ngày 21–3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Bắc thì ngược lại, thời gian này là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày.

+ Riêng hai ngày 21–3 và ngày23–9, Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống Xích đạo lúc 12 giờ trưa nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau; vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn thế giới.

+ Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng. Ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng.

Câu 5:

Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất

Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66⁰33’, làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời và thời gian tiếp nhận ánh sáng mặt trời thay đổi trong năm dẫn đến trong năm có các mùa khác nhau.

Câu 6:

Vào ngày Xuân phân (21/3) và ngày Thu phân (23/9) mọi địa điểm trên Trái Đất đều nhìn thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây.

Câu 7:

Khi góc nhập xạ bằng 90⁰ (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc xuống mặt đất), lúc đó Mặt Trời lên thiên đỉnh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác