Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 7: Trao duyên

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Ý nghĩa nhan đề đoạn trích “Trao duyên”?

Câu 2: Nêu bố cục của bài Trao Duyên và xác định nội dung từng phần đó?

Câu 3: Kể những hành động, lời nói và không khí lúc trong hai câu “Cậy em, em có chịu lời/ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” trong bài Trao Duyên?

Câu 4: Nêu những chi tiết thể hiện cảnh ngộ của Thúy Kiều khi phải trao duyên trong bài Trao duyên?


Câu 1: 

- Gọi là “Trao duyên” nhưng thật chất lại không phải khung cảnh tình tứ mà người con trai trao gửi tiếng tình và người con gái đáp lại tâm ý đầy e thẹn.

- “Trao duyên” ở đây và gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác nối lại mối duyên dang dở của mình.

Câu 2: 

Phần 1: 12 câu thơ đầu: Hoàn cảnh khi Kiều mở lời “trao duyên” cho Thúy Vân.

Phần 2: 12 câu thơ tiếp: Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân

Phần 3: 14 câu thơ tiếp: Kiều trao kỉ vật dặn dò.

Phần 4: Còn lại: Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm.

Câu 3: 

- Hành động: lạy thể hiện sự nghiêm trang, hệ trọng.

- Lời nói: thưa kính cản, trang trọng.

- Không khí trao duyên trang trọng, thiêng liêng

Câu 4: 

+ “đứt gánh tương tư”: mối tình dở dang, đứt quãng.

+ “sóng gió bất kì”: tai họa ập đến gia đình nàng.

+ “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”: Lựa chọn giữa hiếu và tình.

+ “mối tơ thừa”: mối tình duyên Kim-Kiều; “chắp mối”: Thúy Vân là người nhận lại mối tình dang dở đó → cách nói nhún nhường, trân trọng vì Kiều hiểu rõ sự thiệt thòi của em.

+ “mặc em”: phó mặc, ủy thác → vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác