Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 Kết nối bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Môi trường là gì?
Câu 2: Môi trường bao gồm những thành phần nào?
Câu 3: Nêu đặc điểm của môi trường?
Câu 4: Nêu vai trò của môi trường?
Câu 5: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Câu 6: Trình bày đặc điểm chung của tài nguyên thiên nhiên?
Câu 7: Tài nguyên thiên nhiên được phân loại theo những tiêu chí nào?
Câu 8: Nêu vai trò của tài nguyên thiên nhiên?
Câu 1:
Khái niệm: Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta sống, hoạt động và phát triển.
Câu 2:
Môi trường sống của con người gồm:
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần của tự nhiên (địa chất, địa hình, khoáng sản, đất, nước, khí hậu, sinh vật);
- Môi trường xã hội: bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người (luật lệ, thể chế, quy định,...);
- Môi trường nhân tạo: bao gồm các nhân tố do con người tạo nên (khu đô thị, công viên, nhà máy, công sở,...).
Câu 3:
Đặc điểm của môi trường:
+Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.
+ Có thể tác động và ảnh hưởng đến con người.
Câu 4:
- Vai trò của môi trường:
+ Tạo không gian sống cho con người và sinh vật.
+ Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.
+ Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra.
+ Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.
Câu 5:
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người.
Câu 6:
Đặc điểm chung của tài nguyên thiên nhiên:
+ Phân bố không đồng đều theo không gian lãnh thổ.
+ Phần lớn các nguồn TNTN có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và lịch sử.
Câu 7:
Phân loại:
+ Theo thuộc tính tự nhiên: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản...
+ Theo công dụng kinh tế: Tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch...
+ Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người: tài nguyên có thể bị hao kiệt (tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản; tài nguyên có thể khôi phục được: đất trồng, các loài động, thực vật,...); tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, gió, nước,...
Câu 8:
- Vai trò:
+ Là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Là tiền đề quan trọng cho tích luỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Bình luận