Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Công dân 8 CTST bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1. Theo em, truyền thống tốt đẹp của dân tộc có nghĩa là gì?
Câu 2. Em hãy kể tên một số tuyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
Câu 3. Em hãy cho biết những biểu hiện của truyền thống hiếu học.
Câu 4. Em hãy cho biết biểu hiện của lòng tự hào về các truyền thống dân tộc được thể hiện qua điều gì?
Câu 1.
- Là tổng hợp những giá trị tinh thần (hệ tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp …) được hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Là tài sản tinh hoa của thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau và thế hệ sau có trách nhiệm gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy.
Câu 2.
* Truyền thống yêu nước: nhân dân ta có một lòng yêu nước mãnh liệt, truyền thống ấy được truyền lại cho thế hệ sau bằng những câu hát, lời ru; nuôi nấng tình yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống yêu nước của Việt Nam lại bùng nổ mãnh liệt khi đất nước rơi vào tình trạng chiến tranh, lòng yêu nước tập hợp thành sức mạnh của toàn thể đánh bại hết bè lũ xâm lược.
* Truyền thống bất khuất, kiên chung đánh thắng giặc ngoại xâm: người Việt Nam nhỏ bé mà kiên chung là thế, những anh hùng dám hy sinh thân mình vì cách mạng khi tuổi đời còn rất nhỏ, trong thời bình truyền thống bất khuất này vẫn không hề bị phai nhạt khi hằng năm rất nhiều chiến sĩ xung phong ra đảo xa, nơi địa đầu tổ quốc để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ.
* Truyền thống tôn sư, trọng đạo: đất nước chúng ta có ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh những “người lái đò” hằng năm. Một người làm thầy dù ở đâu cũng đáng nhận được sự tôn trọng.
* Truyền thống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ: Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn đặt chữ “hiếu” làm cốt lõi phát triển của một con người. Bố mẹ hiếu thảo với ông bà, con cái nhìn vào đó cũng lấy điều đó làm gương mà trở thành một người sống có tình nghĩa và giàu lòng nhân ái.
* Truyền thống cần cù lao động: người Việt luôn cần cù sáng tạo trong lao động, lao động không quản ngại khó khăn, trong quá khứ sự cần cù lao động của người Việt được thể hiện qua việc vừa tạo ra lương thực nuôi sống gia đình vừa tham gia vào sản xuất để cung ứng cho tiền tuyến đang làm nhiệm vụ. Thời bình, truyền thống cần cù lao động của người Việt được thể hiện qua sự không ngừng nỗ lực tìm ra các cách làm hay, sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, tạo được ra nhiều thành quả xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và đóng góp cho cộng đồng.
* Truyền thống hiếu học: Truyền thống này thể hiện một cách rõ ràng nhất ở những nơi vùng sâu, vùng xa, khi điều kiện cơ sở vật chất còn vô cùng khó khăn. Những đứa trẻ phải đi xa hàng cây số, vượt qua mấy con suối, con mương mới có thể tới trường học chữ.
* Truyền thống đoàn kết: Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hình thành và phát triển trong lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước.
Câu 3.
Những biểu hiện của truyền thống hiếu học:
+ Học sinh vùng cao vượt sông, lội suối để đến được điểm trường học.
+ Mượn vở của bạn chép bài học khi vô tình phải nghỉ buổi học ngày hôm đó.
+ Học sinh vùng cao phải cắm trại trên đỉnh đồi bắt được sóng để học online trong đợt dịch bệnh Covid.
+ Học sinh Việt Nam giành được nhiều huy chương, giấy khen trên trong các cuộc thi quốc tế.
+ Cùng giúp đỡ nhau trong học tập.
Câu 4.
Biểu hiện của lòng tự hào của các truyền thống của dân tộc được thể hiện thông qua thái độ, lời nói, việc làm,… giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc.
Bình luận