Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài: Trong lòng mẹ

* Câu hỏi cuối bài:

1. Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là gì? Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần nào của văn bản?

2. Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật “tôi” có gì khác nhau?

3. Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.

4. Chỉ ra một số biểu hiện của đặc điểm thể loại hồi kí trong đoạn trích.

5. Viết khoảng 4 - 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.


1. Sự việc chính của đoạn trích:

+ Cuộc đối thoại cay nghiệp giữa Hồng và bà cô về mẹ ( phần 2)

+ Giây phút thiêng liêng khi Hồng gặp lại mẹ phần 3

2. Hình ảnh người mẹ:

+ Qua lời kể của bà cô: mẹ Hồng là nột người đàn bà gáo chồng, nợ nần cùng túng, bỏ con bỏ cái đi tha phương cầu thực, đi bán bóng đèn, vàng hương ở chợ, không hỏi han con cái hay gửi lấy một đồng quà

+ Trong tâm trí Hồng: Mẹ Hồng là một người đáng thương phải chịu đựng mọi dèm pha, dè bỉu, xã hội khinh khi, miệt thị, chồng mất, nhà chồng coi kinh, nợ nần chồng chất phải bỏ đi tha phương cầu thực để lại đứa con thơ cho đằng nội nuôi lớn.

3. Một số câu văn:

" Chiều hôm đó, tan buổi học trường xa, tôi chợt thoáng thấy.... Mợ ơi! Mợ ơi!..."

" Nếu người quay lại ấy là người khác.... sa mạc"

Nhận xét: 

Hình ảnh nhân vật chú bé Hồng khiến người đọc xúc động với tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Khi “thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo”, chú bé đã vội vã chạy đuổi theo từ đây ta thấy được tâm trạng hồi hộp, niềm khát khao mong được gặp mẹ của Hồng. Tâm trạng cô đơn khi thiếu vắng mẹ và mong ước cháy bỏng được gặp lại mẹ của Hồng được bộc lộ rõ qua những suy nghĩ, những giả thiết ngây thơ, trong sáng mà chứa đựng nhiều nỗi đau.

4. Chỉ ra một số biểu hiện của đặc điểm thể loại hồi kí trong đoạn trích.

Trong lòng mẹ thuộc hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua bởi văn bản là dòng suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật bé Hồng kể lại cuộc trò chuyện với bà cô và những suy nghĩ của cậu bé trong giây phút gặp lại mẹ

5. Viết khoảng 4 - 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.

Trích đoạn ngắn Trong lòng mẹ, với ngôn từ giản dị, hình ảnh so sánh đặc sắc, giọng văn trữ tình tình cảm, là một minh chứng điển hình cho tình mẫu tử bất diệt. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người. Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử! Tình cảm thiêng liêng, cao cả ấy lay động đến hàng triệu trái tim và như một lời nhắc nhở đến mỗi người con phải luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ.


[Cánh diều] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 3: Trong lòng mẹ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo