[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài 1: Truyện
Hướng dẫn học bài 1: Truyện trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường....), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyền thuyết, cổ tích.
- Sử dụng được từ đơn và các loại từ phức (từ ghép, từ láy) trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
- Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) bằng các hình thức nói và viết.
- Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, có tài.
B. KIẾN THỨC NGỮ VĂN
a. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích
- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự việc và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,... nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu....
b. Chi tiết, cốt truyện, nhân vật
- Chỉ tiết là những sự việc nhô trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm,
- Ví dụ: chỉ tiết cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười trong truyện Thánh Gióng.
- Cốt truyện là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, ví dụ cốt truyện Thánh Gióng gồm các sự kiện chính: Gióng sinh ra kì lạ; đòi đi đánh giặc; đánh tan giặc; bay về trời.
- Nhân vật là người, con vật, đồ vật,... được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường được bộc lộ qua hình đáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ,...
c. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, ví dụ: ông, bà, nói, cười, đi, mừng...
- Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng, ví dụ: cha mẹ, hiền lành, hợp tác xã, sạch sẽ, sạch sành sanh,...
- Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành,
- Ví dụ: cha mẹ, hiền lành, khôn lớn, làm ăn,...; đỏ loè, xanh um, chịu khó, phá tan,...
- Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành, ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ,... Trừ trường hợp lặp lại nguyên vẹn một tiếng có nghĩa như xanh xanh, ngời ngời,... trong các tiếng tạo thành từ láy, chỉ một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa. Đây là điểm phân biệt từ láy với những từ ghép ngẫu nhiên có sự trùng lặp về ngữ âm giữa các tiếng tạo thành như: hoa hồng, học hành, lí lẽ, gom góp,...
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thánh Gióng
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thạch Sanh
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng việt
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Sự tích Hồ Gươm
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tự đánh giá
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận