Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ

* Câu hỏi cuối bài:

1. Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan để Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?

2. Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;...)?

3. Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng "rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?

4. Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?

5. Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.


1. Văn bản viết về vấn đề Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Nội dung của bài viết chính là nhan đề của tác phẩm. Em thấy nhan đề của tác giả đặt ra là rất phù hợp nhưng nếu được đặt nhan đề cho văn bản em sẽ đặt như: Nhà văn của những kiếp người khốn cùng. 

2. Tác giả nên lên bằng chứng:

+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí chia ngọt sẻ bùi, khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân

+ Khóc khi nhớ đến công ơn, quê hương, nhớ ơn Đảng và Bác hồ

+ khóc khi kể lại những khổ đau oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần mà chính ông " hư cấu lên"

3. Ý chính của phần 2,3: Hoàn cảnh sống và tuổi thơ cơ cực của Nguyên HỒNG

4. Văn bản trên cho ta hiểu thêm về con người Nguyên Hồng, hiểu được rằng vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ lại có những miêu tả chân thực, đầy cảm xúc như thế.

5. Nguyên Hồng quả là nhà văn của những người cùng khổ. Chính bởi hoàn cảnh khó khăn, nghèo cùng cực thiếu thốn tình yêu nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người bần cùng. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông " đầu đường xó chợ", bươn chảy làm đủ mọi nghề . Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả.


[Cánh diều] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 4: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo