Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ có gì giống và khác nhau? Từ đó, em hiểu như thế nào về nhan đề Đi trong hương tràm?

Bài tập 3. Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ có gì giống và khác nhau? Từ đó, em hiểu như thế nào về nhan đề Đi trong hương tràm?


Hình ảnh hường tràm mỗi khi được nhắc tới lại gắn liền với tình cảm của tác giả dành cho "em". Thế nhưng, tình cảm ấy ở mỗi khổ thơ lại được thể hiện khác nhau, tạo nên sự khác biệt của các hình ảnh hương tràm:

  • Trong khổ thơ thứ nhất, hương tràm là hình bóng "em" gửi lại tỏa bay, vấn vít, ngất ngây, nồng nàn.
  • Trong khổ thơ thứ hai, "thoáng hương tràm" trở thành cây cầu kỉ niệm, gợi cho anh nhớ về em.
  • Trong khổ thơ thứ ba, "hương tràm bên anh" là nỗi hun hút, trống vắng, cô đơn trong cõi lòng "anh".
  • Trong khổ thơ cuối, "bóng tràm", "lá tràm", "hương tràm" thể hiện tình yêu sâu đậm anh dành cho em, mãi mãi không thay đổi.

Nhan đề "Đi trong hương tràm": Hương tràm trong tác phẩm nói chung và nhan đề nói riêng là hình ảnh ẩn dụ của "em". Hương tràm gắn liền với "em" nên "đi trong hương tràm" cũng chính là đi trong những cảm xúc về em, tình yêu cho em.

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác