Các nguyên tố A, D, E, G có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14, 17 a) Viết cấu hình electron của chúng và xác định vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn. b) Xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính phi kim giảm dần (biết độ âm điện của G lớn hơn

8.10. Các nguyên tố A, D, E, G có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14, 17

a) Viết cấu hình electron của chúng và xác định vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

b) Xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính phi kim giảm dần (biết độ âm điện của G lớn hơn A).


a) Cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

6A: $1s^{2}2s^{2}2p^{2}$; ô số 6, nhóm IVA, chu kì 2; nguyên tố p.

9D: $1s^{2}2s^{2}2p^{5}$; ô số 9, nhóm VIIA, chu kì 2; nguyên tố p.

14E: $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{2}$; ô số 14, nhóm IVA, chu kì 3; nguyên tố p.

17G:  $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{5}$; ô số 17, nhóm VIIA, chu kì 3; nguyên tố p.

b) Theo nhóm A: tính phi kim A > E và D > G.

Theo chu kì: Tính phi kim D > A và G > E.

Độ âm điện của G > A nên tính phi kim G > A.

⇒ Thứ tự giảm dần tính phi kim: D > G > A > E.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải sách bài tập hóa học 10 kết nối tri thức, giải SBT hóa học 10 KNTT, giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức với cuộc sống bài 8 Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác