Bài tập file word mức độ vận dụng cao Toán 4 Chân trời bài 55: Hình thoi

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Để tính diện tích của hình thoi người ta lấy độ dài của hai đường chéo nhân với nhau rồi chia cho 2.

Có một cái mặt bàn hình thoi, người ta đo được đường chéo thứ nhất là 2m, đường chéo thứ hai gấp đôi đường chéo thứ nhất. Tính diện tích mặt bàn?

Câu 2: Một hình chữ nhật có chiều dài bằng 50m, chiều rộng bằng 30m. Một hình thoi có cạnh bằng một nửa tổng chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật. Tính chu vi hình thoi.

Câu 3: Tương tự công thức ở câu 1, Một hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo bằng 45cm, rằng nếu chia đường chéo thứ nhất thành 3 phần bằng nhau thì đường chéo thứ hai chỉ bằng 2 phần đường chéo thứ nhất. Hỏi hình thoi đó có diện tích bằng bao nhiêu?

Câu 4: Tương tự công thức ở câu 1, có một mảnh đất hình thoi có diện tích là 14 dm2 Nếu chia độ dài của một đường chéo ra thành 4 phần bằng nhau, thì độ dài của đường chéo kia bằng 3 phần. Tính độ dài hai đường chéo?


Câu 1.

Đường chéo thứ hai của mặt bàn là:

2 × 2 = 4 (m)

Diện tích mặt bàn là:

(2 × 4) : 2 = 4 (m2)

Đáp số: 4 m2

Câu 2: 

Cạnh của hình thoi là:

(50 + 30) : 2 = 45 (m)

Chu vi của hình thoi là:

45 × 4 = 180 (m)

Đáp số: 180 m.

Câu 3: 

Nếu chia đường chéo thứ nhất thành 3 phần bằng nhau thì đường chéo thứ hai chỉ bằng 2 phần đường chéo thứ nhất. Vậy tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5 (phần)

Đường chéo thứ nhất có độ dài là:

45 : 5 × 3 = 27 (cm)

Đường chéo thứ hai có độ dài là:

45 – 27 = 18 (cm)

Diện tích hình thoi là:

(27 × 18) : 2 = 243 ($cm^{^{2}}$)

Đáp số: $243 cm^{^{2}}$

Câu 4: 

Nếu chia dộ dài của một đường chéo ra thành 4 phần bằng nhau thì độ dài của đường chéo kia bằng 3 phần. Vậy tổng số phần bằng nhau là: 4 + 3 = 7 (phần)

Độ dài đường chéo thứ nhất là:

(14 × 2) : 7 × 4 = 16 (dm)

Độ dài đường chéo thứ hai là:

(14 × 2) – 16 = 12 (dm)

Đáp số: 16 dm và 12 dm.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác