5. (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43)
5. (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).
Cũng như đại đa số các bài thơ trung đại khác, Gương báu khuyên răn (bài 43) được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. Đây là một trong vài bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca trung đại.
Ở bốn câu thơ đầu, việo miêu tả cảnh vật được thể hiện rất rõ. Qua đó, có thể thấy niềm vui, tâm trạng viên mãn của nhà thơ trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên, cảnh vật. Chúng ta khó có thể xác định được thời điểm ra đời cụ thể của bài thơ nhưng có thể tác phẩm được sáng tác vào hai thời điểm: 1) Sau đại thắng quân Minh. 2) Khi Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tông mời ra Thăng Long cũng lo việc nước, sau khi ông đã trở vẻ Côn Sơn ẩn dật. Trước không khí thái bình, thịnh vượng của đất nước, ông thẻ hiện niềm vui và sự tìn tưởng vào tương lai tươi đẹp. Đó có lẽ là những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời Nguyễn Trải, trước khi bi kịch xảy ra với ông và gia định.
Trong bốn câu tiếp theo, nhất là hai câu kết, có thể thấy rõ hơn sự thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả.
- Ở hai câu luận, chúng ta thấy có sự chuyển đổi từ miêu tả thiên nhiên sang viết miêu tả cảnh vật và snh hoạt của con người, diễn tả một không khí đầy sôi động, nhộn nhịp trong cuộc sống của người dân.
- Hài câu kết nói lên trực tiếp mong ước của tác giả về cuộc sông yên lành, “giàu đủ” cho người đân ở muôn phương đất mước.
Quan hệ giữa cảnh và tình trong cả bởi thơ lá quan hệ gắn bó, tương hỗ. Tả cảnh: không phải chủ đề ca ngợi vẻ đẹp thuần tuý của thiên nhiên, cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhà thơ, nỗi niềm trăn trở ngày đêm của Nguyễn Trãi về đất nước, con người.
Bình luận