Viết bài văn kể chuyện sáng tạo một câu chuyện cổ tích ?

Câu 5: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo một câu chuyện cổ tích ?


Trong khoảnh khắc đứng trên cái trống khổng lồ giữa cửa thiên đình, lòng Cóc như lúc dâng trào, lúc lại chùng xuống. Nó biết rằng cái trống đối với mình là biểu tượng cho sự kêu oan, nhưng cũng đồng thời nó cảm thấy nhỏ bé và yếu đuối. Từ dưới đất nhìn lên, có phải Ngọc Hoàng đang ngồi trên ngai vàng, một vị thần cao cả, quyền lực, điều khiển cả mưa gió.  Và một tấm thân bé nhỏ như nó, có đủ sức mạnh để khiến Ngọc Hoàng phải chú ý.  Cóc nhảy lên trống, âm thanh vang vọng như tiếng sấm. Đối diện với cái trống to lớn, Cóc nghĩ đến những con vật khác, những người bạn đang nấp trong bụi rậm. Cáo, Gấu, Cọp – những người bạn to lớn của nó nên giờ không được lùi bước. 

Khi một vị thần xuất hiện, ánh mắt khinh bỉ của hắn dường như lạnh lẽo hơn cả gió mùa đông. "Một con Cóc nhỏ bé thì có đủ sức gì mà kêu oan?" 

Nó nghĩ về dòng sông khô cạn, những cây cối héo úa, và muôn loài đang kêu dưới nắng gắt. Cóc không thể từ bỏ. Nó không thể để nỗi sợ hãi và sự khinh bỉ làm mình thoái chí. 

Khi Ngọc Hoàng hỏi nó về lý do đến đây, Cóc mạnh dạn thưa:

- "Muôn tâu Ngọc Hoàng, đã ba năm nay chúng tôi không được một giọt mưa nào. Chúng tôi khát nước, đất đai khô cằn, muôn loài đều đang đau khổ. Xin Ngọc Hoàng hãy thương xót!"

Ngọc Hoàng sửng sốt lập tức gọi thần Mưa đến, và viết do thần mải chơi nên đã bỏ quên công việc. Và khi nước mưa ào ạt đổ xuống, Cóc trở về dưới đất với một cảm giác vinh quang. Nó không chỉ là một con Cóc nữa, mà là người đại diện cho ước mong của muôn loài. Từ đó, mọi người sẽ nhớ đến câu hát: “Con cóc là cậu ông trời, Hễ ai đánh Cóc thì trời đánh cho”, không chỉ vì sự nhỏ bé mà còn vì sức mạnh của lòng dũng cảm và tiếng nói từ chính trái tim mình.


Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 6: Luyện tập tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác