Trong bài thơ “Mùa xuân chín”, những âm thanh, màu sắc và sức sống của mùa xuân đã được tác giả thể hiện như thế nào qua các phương tiện ngôn từ?
Câu hỏi 9: Trong bài thơ “Mùa xuân chín”, những âm thanh, màu sắc và sức sống của mùa xuân đã được tác giả thể hiện như thế nào qua các phương tiện ngôn từ?
Bài thơ vẽ ra một bức tranh xuân tươi tắn sắc màu, rộn rã âm thanh. Tác giả đã sử dụng một cách rất tinh tế những từ ngữ chỉ màu sắc (lấm tấm vàng, tà áo biếc, sóng cỏ xanh tươi) và từ ngữ chỉ âm thanh (sột soạt, tiếng ca vắt vẻo, hổn hển, thầm thì). Cách kết hợp ấy đã kết hợp một cách khéo léo với hàng loạt động từ được gieo vào những vị trí rất “đắc địa” (ửng, tan, trêu, gợn, gặp, sực nhớ), nhằm gây ấn tượng về sự xuất hiện tiếp nối, liên hoàn của các hình ảnh nhờ một tác động thần diệu nào đó.
Cũng không thể không nói đến hệ thống vần kết thúc bằng phụ âm n, ng có đặc tính vang: tan, vàng, sang, làng, chang (chang chang), dễ đưa đến ấn tượng về một cái cái đẹp mong manh, khiến ta vừa sững sờ, hân hoan, vừa lo lắng, e ngại, chỉ sợ tất cả chóng tan biến đi như một ảo ảnh.
Xem toàn bộ: Soạn bài Mùa xuân chín
Bình luận