Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Nhớ rừng

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu 1: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Nhớ rừng


1. Giá trị nội dung

  • Khát vọng tự do mãnh liệt: Qua hình tượng con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả thể hiện khát vọng tự do cháy bỏng của con người, đặc biệt là trong hoàn cảnh xã hội bị áp bức, mất tự do. Con hổ tượng trưng cho những con người yêu nước, khao khát thoát khỏi xiềng xích để được sống một cuộc đời tự do, phóng khoáng.

  • Phản ánh tâm trạng u uất, chán chường của tầng lớp trí thức: Bài thơ không chỉ nói lên nỗi khao khát tự do của con hổ mà còn là tiếng lòng của những người người dân yêu nước, những người có tài năng nhưng bị kìm hãm trong xã hội. Họ cảm thấy bế tắc, chán chường trước thực tại tù túng, khao khát được sống một cuộc đời ý nghĩa.

  • Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã: Thế Lữ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên hoang dã hùng vĩ, với những hình ảnh đầy sức sống như rừng xanh, núi cao, sông sâu. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, khát khao hòa mình vào thiên nhiên của con người.

2. Giá trị nghệ thuật

  • Thể thơ 8 chữ

  • Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi.

  • Giọng thơ thiết tha, hùng tráng.

  • Kết cấu chặt chẽ: Bài thơ có cấu trúc chặt chẽ, các đoạn thơ liên kết chặt chẽ với nhau, tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về tâm trạng của con hổ.

  • Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: Thế Lữ đã sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác… để làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ.


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 10: Nhớ rừng (Thế Lữ),

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác