Trình bày điểm giống và khác nhau của bản đồ giáo khoa và bản đồ địa lí chung?

Câu hỏi 6: Trình bày điểm giống và khác nhau của bản đồ giáo khoa và bản đồ địa lí chung?


- Giống nhau: Bản đồ giáo khoa mang những đặc điểm của bản đồ địa lí nói chung như: xây dựng trên cơ sở toán học; thể hiện đối tượng một cách chọn lọc, khái quát hoá; dùng ngôn ngữ bản đồ để phản ánh đối tượng.

- Khác nhau: Do mục đích phục vụ cho việc dạy và học trong nhà trường, nên BĐGK còn có những tính chất riêng:

+ Tính khoa học: Giữa bản đồ và thực địa có độ chính xác tương ứng về mặt địa lý và về cơ sở toán học bản đồ; giữa đặc điểm các hiện tượng được biểu hiện và nội dung của phương pháp thể hiện bản đồ có sự phù hợp nhau. Bản đồ giáo khoa có lượng thông tin thích hợp. Ngoài ra, tính khoa học còn thể hiện ở tỉnh chọn lọc và tính tổng hợp, tính bao quát, tính trừu tượng,...

+ Tính trực quan: Bản đồ giáo khoa có tính khái quát cao, dùng nhiều hình ảnh trực quan, phương pháp biểu thị trực quan, trong nhiều trường hợp vượt ra ngoài khuôn khổ của tỷ lệ bản đồ.

+ Tính sư phạm: Bản đồ giáo khoa phải đảm bảo tính tương ứng với chương trình và sách giáo khoa, tâm lý lứa tuổi học sinh, hoàn cảnh của nhà trường và xã hội.

+ Tính giáo dục: Bản đồ giáo khoa phải thể hiện những tiền đề, mà thông qua đó, giáo viên trang bị cho học sinh thế giới quan duy vật.


Trắc nghiệm Địa lý 10 Kết nối tri thức bài 3 Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác