Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghịch ngữ trong các dữ liệu sau

Câu hỏi 2: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghịch ngữ trong các dữ liệu sau:  

a. Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. […] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)

b. Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. (Nguyễn Khải) 

c. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Nghĩ thế thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)


a. Biện pháp nghịch ngữ “Viết để quên đi, viết để nhớ lại” 

Tác dụng: Thể hiện sự phi lý khi nhân vật nói rằng viết để quên đi mọi chuyện bởi viết là khi mọi suy nghĩ đã có sẵn trong đầu thì mới có thể viết ra được những dòng mà mình nghĩ. Còn ở đây nhân vật viết để quên là hoàn toàn không hợp lý và rất mâu thuẫn. 

b. Biện pháp nghịch ngữ “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh” 

Tác dụng: Câu nói khuyên nhủ con người ta hãy biết kiên trì, vươn lên, vượt qua hoàn cảnh khó khăn trước mắt ta sẽ tìm được con đường đi riêng cho bản thân mình và hướng đến thành công.

c. Biện pháp nghịch ngữ “Chết mà chưa sống” 

Tác dụng: Chúng đã có sự xê dịch. Cần phải hiểu sống trong kết hợp chết mà chưa sống có nghĩa là sống mà như chưa sống hoặc không phải là sống.


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nghịch ngữ (Tiếp theo)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác