Nghệ thuật đặc sắc nào được sử dụng trong bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài số 43)?
Câu 11: Nghệ thuật đặc sắc nào được sử dụng trong bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài số 43)?
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm: Nguyễn Trãi đã sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, dân giã nhưng vẫn chứa đựng sự giàu sắc thái và biểu cảm
- Hình ảnh thơ gần gũi: Những hình ảnh trong bài thơ đều rất quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày
- Câu lục ngôn, dồn nén cảm xúc: Bài thơ sử dụng câu lục ngôn xen kẽ với câu thất ngôn tạo nên sự dồn nén cảm xúc
- Thể thơ Đường luật phá cách: Bài thơ thuộc thể loại thơ Nôm đường luật, có câu lục ngôn với câu thất ngôn
- Tả cảnh ngụ tình: Nhà thơ vận dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại. Miêu tả thiên nhiên, đất trời và cảnh đời sống sinh hoạt của con người để qua đó bộc lộ kín đáo tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của mình về con người, về cuộc đời.
- Biện pháp đảo ngữ cùng hệ thống từ láy như “lao xao”, “dắng dỏi” cùng các động từ mạnh như “đùn đùn”, “phun”
Xem toàn bộ: Soạn bài Bảo kính cảnh giới
Bình luận