Hãy chuyển phần viết về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay thành bảngtổng kết với những nội dung dưới đây:

Câu hỏi 2: Hãy chuyển phần viết về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay thành bảngtổng kết với những nội dung dưới đây:


Văn học

Bối cảnh lịch sử

Tình hình văn học

Khái quát chung

Nội dung

Nghệ thuật

Tác giả

Đấu thế kỉ XX- 1945

Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoa, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp.

Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoa. Khái niệm hiện đại hoa được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo

Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng.

Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học.

Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Thạch Lam, truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan; ở loại hình trữ tình: thơ của Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tố Hữu, ...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Nguyễn Huy Tưởng, v.v.

Từ 1945- nay

Từ 1945-1975

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới - nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ kết thúc với chiến thắng

Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, về quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn

Ở phương diện nội dung, văn học 1945 - 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.

Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết dài

 

Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, v.v.

Từ 1975-nay

Đất nước đổi mới

Văn học của giai đoạn đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư; tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.

Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất; thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.

 

Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giầu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận; kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.

Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng; truyện kí của Minh Chuyên; loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường; loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ, v.v.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác