Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây

Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây:

  1.  

Khóc anh trong nước mắt

Mà lòng đau như thắt

Gọi anh chửa thành lời

Mà hàm răng dính chặt

(Hoàng Lộc, Viếng bạn)

  1.  

Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…

(Bích Khê, Tì bà)

  1.  

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

(Quang Dũng, Tây Tiến)


  1. Biện pháp tu từ điệp thanh có trong câu là từ cắt- thắt. Tác dụng: Tạo tính liên kết, cũng như diễn tả nỗi buồn khi mất đi một người bạn.

  2. Biện pháp tu từ điệp thanh được thể hiện qua sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu.  Tác dụng chính Nhấn mạnh nỗi buồn của tác giả.Tạo nên âm hưởng du dương, êm ái, gợi cảm giác buồn man mác.Góp phần thể hiện tâm trạng của tác giả: bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh thu tàn

  3. Biện pháp tu từ điệp thanh: Kết hợp sử dụng lặp lại thanh điệu theo từ nhóm “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” và lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng) “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Tác dụng: Khắc hoạ một không gian vừa có chiều cao, bề rộng, độ sâu của thiên nhiên miền Tây – nơi đoàn binh Tây Tiến hành quân đi qua vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ dội. Tạo dựng khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và tính chất khốc liệt của cuộc hành quân.


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác