Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 9 KNTT bài 5: Thực hành tiếng Việt (2)

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ:

a) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá! (Vũ Tú Nam)

b) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi. (Nguyễn Trí Huân)

Câu 2: So sánh tính giống nhau và khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn?


Câu 1:

  1. - Câu đặc biệt: “Ba giây...Bốn giây.. Năm giây... Lâu quá!”

  2. - Câu rút gọn: “Một hồi còi”.

Câu 2:

 

Câu đặc biệt

Câu rút gọn

Giống nhau

- Đều là loại câu có sự bất thường về cấu trúc.

- Có cấu tạo là một từ hoặc một cụm từ.

- Ngắn gọn, cô đọng, súc tích.

Khác nhau

Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ.Câu rút gọn là câu đơn có đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ.
Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu.Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu.
Câu đặc biệt không thể khôi phục thành phần câu như chủ ngữ - vị ngữ.Câu rút gọn có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ. 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác