Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 9 KNTT bài 5: Thực hành tiếng Việt (2)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày khái niệm về câu đặc biệt?

Câu 2: Câu đặc biệt có cấu tạo như thế nào? Cho ví dụ minh họa?

Câu 3: Nêu tác dụng của câu đặc biệt?

Câu 4: Phân tích chức năng xác định thời gian và xác định nơi chốn của câu đặc biệt?

Câu 5: Phân tích chức năng liệt kê sự vật, sự việc hoặc hành động, gọi - đáp, bộc lộ cảm xúc của người viết, nói của câu đặc biệt?


Câu 1:

Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ - vị ngữ như các câu thông thường mà được cấu tạo bởi các từ riêng lẻ hoặc cụm từ chính phụ. Hay nói cách khác, câu đặc biệt là kiểu câu không tuân theo bất kỳ quy tắc nào. 

Câu 2:

Câu đặc biệt thường được cấu tạo từ một từ hoặc cụm từ.

Ví dụ: Câu đặc biệt được cấu tạo từ một từ: "Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch."

Câu đặc biệt được cấu tạo từ cụm từ: "Chân đèo Mã Phục."

Câu 3:

Vì không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ vị ngữ, những câu đặc biệt được thể một cách ngắn gọn. Chính vì vậy, câu đặc biệt cũng thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp, lời ăn tiếng nói hàng ngày, và cả trong văn học. Tuy ngắn gọn, cô đọng và súc tích, những câu đặc biệt có nhiều chức năng và là một trong những yếu tố không thể thiếu giúp câu văn trở nên phong phú, hấp dẫn hơn. 

Câu 4:

Chức năng

Đặc điểm

Xác định chính xác thời gian

 

Câu đặc biệt có chức năng thông tin về thời gian, nơi diễn ra sự kiện, sự việc. Do đặc điểm không thể khôi phục được các thành phần câu sau khi lược bỏ nên những thông tin mà người nói, người viết truyền tải đến người nghe, người đọc qua câu đặc biệt đảm bảo thông tin chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu
Xác định nơi chốnCũng như xác định thời gian, câu đặc biệt còn có chức năng xác định nơi chốn.

Câu 5: 

Chức năng

Đặc điểm

- Liệt kê sự vật, sự việc hoặc hành động

 

Chức năng liệt kê của câu đặc biệt nhằm xác định sự hiện diện, tồn tại hay thông báo về các hành động liên tiếp của chủ thể.  Kiểu câu này thường được sử dụng trong văn miêu tả, kể chuyện.

- Gọi - đáp

 

Câu đặc biệt thường hay được sử dụng với chức năng gọi - đáp. Người nói hướng đến người nghe. Trong trường hợp này, câu đặc biệt thường có từ hô gọi như đại từ nhân xưng, tên riêng hay chức vụ,... hoặc các từ tình thái như: ạ, ơi, nhỉ, à, ới....

- Bộc lộ cảm xúc của người viết, người nói

 

Một trong những chức năng quan trọng nhất của câu đặc biệt đó chính là bộc lộ cả, xúc. Khi cảm xúc trong người nói, người viết trào dâng, họ thường chọn câu đặc biệt để diễn tả cảm xúc của mình một cách chân thực, cô đọng và súc tích nhất.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác