Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 9 KNTT bài 2: Thực hành tiếng Việt (2)

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1:  Chỉ ra biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây:

“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

Câu 2: Trong bài thơ Tiếng đàn mưa, biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong đoạn thơ dưới đây:

“Rơi hoa kết mưa còn rả rích

Càng mưa rơi càng tịch bóng dương

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.”


Câu 1:

 Ba câu đầu: thanh trắc (gạch chân):

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

- Câu cuối: thanh bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Câu 2:

Trong bài thơ Tiếng đàn mưa, biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ. Có năm trường hợp điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ:

Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng (bằng - bằng - trắc)

Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan (bằng - trắc - bằng)

Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống (bằng - bằng - trắc)

Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống (bằng - bằng - trắc)

Bóng dương tà... rụng bóng tà dương (trắc - bằng - bằng)

Câu 3:

Biện pháp tu từ điệp vần trong đoạn thơ trên được thể hiện qua sự lặp lại âm vần trong các câu thơ, cụ thể là các âm cuối "rơi" và "hương". 

Tác dụng của biện pháp điệp vần này là làm tăng nhịp điệu và âm hưởng cho bài thơ, tạo cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc. Nó giúp nhấn mạnh chủ đề của nỗi nhớ quê hương, sự cô đơn và tâm trạng của "khách tha hương". Việc lặp lại âm thanh còn tạo ra sự hài hòa, liên kết giữa các câu thơ, làm cho ý nghĩa thêm sâu sắc và gợi mở những cảm xúc dạt dào của con người trước thiên nhiên và nỗi lòng riêng tư.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác