Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Hóa học 12 kntt bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hóa học

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Có những phản ứng hoá học nào có thể xảy ra khi cho a mol Zn vào dung dịch chứa b mol AgNO3 và c mol Cu(NO3)2?

Câu 2: Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, KNO3, AgNO3. Viết phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.

Câu 3: Khối lượng thanh kẽm thay đổi thế nào sau khi ngâm một thời gian trong các dung dịch :

a) CuCl2

b) Pb(NO3)2

c) AgNO3

d) NiSO4.

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn. Giả thiết các kim loại giải phóng ra đều bám hết vào thanh kẽm.


Câu 1: 

Phương trình hoá học của các phản ứng có thể xảy ra:

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)+ 2Ag (1)

Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu (2)

Biện luận:

- Nếu a ≤ 0,5b thì chỉ xảy ra phản ứng (1).

- Nếu 0,5b < a < 0,5b + c thì: phản ứng (1) kết thúc, phản ứng (2) chưa kết thúc.

- Nếu a ≥ 0,5b + c thì: các phản ứng (1) và (2) đều kết thúc.

Câu 2: 

Fe tác dụng được với các muối: CuSO4, Pb(NO3)2, AgNO3.

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Fe là chất khử , CuSO4 là chất oxi hoá.

PTHH: Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb

Fe + Pb 2+ → Fe 2+ + Pb

Fe là chất khử, Pb(NO3)2 là chất oxi hóa.

Câu 3: 

a) Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

65g                                  64g

MCu < MZn → khối lượng giảm

b) Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb

65g                                            207g

MZn < M Pb → khối lượng tăng

c) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

65g                                            2.108 = 216g

2MAg > MZn → khối lượng tăng

d) Zn + NiSO4 → ZnSO4 + Ni

65g                                  59g

MZn > MNi → khối lượng giảm.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác