Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Hóa học 12 kntt bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hóa học

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm cặp oxi hoá – khử.

Câu 2: Nêu ý nghĩa của giá trị thế điện cực chuẩn.

Câu 3: Nêu chiều xảy ra phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử.

Câu 4: Pin điện hoá là gì? Nêu cấu tạo của pin Galvani.

Câu 5: Nêu cách hoạt động của pin điện hoá. 

Câu 6: Kể tên một số loại pin được sử dụng phổ biến trong đời sống.

Câu 7: Nêu công thức tính sức điện động chuẩn của pin điện.


Câu 1: 

Cặp oxi hoá – khử của kim loại là dạng oix hoá và dạng khử tương ứng của một nguyên tố kim loại.

Câu 2: 

Giá trị thế điện cực chuẩn là đại lượng đánh giá khả năng oxi hoá của dạng oxi hoá của dạng oxi hoá và khả năng khử của dạng khử: thế điện cực chuẩn càng cao, dạng oxi hoá có tính oxi hoá càng mạnh, dạng khử có tính khử càng yếu và ngược lại.

Câu 3: 

Chiều xảy ra phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử là: chất khử của cặp oxi hoá – khử có thế điện cực chuẩn thấp hơn tác dụng với chất oxi hoá của cặp oxi hoá – khử có thế điện cực cao hơn, tạo ra dạng oxi hoá và dạng khử tương ứng.

Câu 4: 

- Pin điện hoá là thiết bị chuyển hoá năng lượng của phản ứng oxi hoá – khử thành dòng điện.

- Pin Galvani là pin điện hoá có cấu tạo gồm hai điện cực, mỗi điện cực ứng với một cặp oxi hoá – khử và thường nối với nhau qua cầu muối.

Câu 5: 

Khi pin điện hoá hoạt động: ở anode (cực âm) xảy ra quá trình oxi hoá, ở cathode (cực dương) xảy ra quá trình khử.

Câu 6: 

Các loại pin như: acquy, pin nhiên liệu, pin Mặt Trời,…

Câu 7: 

Sức điện động chuẩn của pin điện bằng thế điện cực chuẩn của cực dương (cathode) trừ thế điện cực chuẩn của cực âm (anode):

Tech12h


Bình luận

Giải bài tập những môn khác