Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 5 KNTT bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy
II. KẾT NỐI (05 CÂU)
Câu 1: Tại sao núi lửa có thể có nhiều hình dạng khác nhau?
Câu 2: Tại sao Trái Đất được miêu tả “y hệt một củ hành khổng lồ”?
Câu 3: Nêu nội dung chính của bài đọc Những ngọn núi nóng rẫy?
Câu 4: Những ngọn núi trong bài đọc được miêu tả như thế nào?
Câu 5: Em hãy tóm tắt lại bài đọc Những ngọn núi nóng rẫy?
Câu 1:
Do dòng mác-ma phun trào lên, các kẽ nứt trong lớp vỏ và các loại vật chất phun ra. Một số núi lửa có hình nón vì mác-ma phun mạnh, một số núi lửa hình tròn thoai thoải do phun trào ít hoặc yếu hơn.
Câu 2:
Vì có nhiều lớp cấu tạo khác nhau.
Câu 3:
Bài đọc “Những ngọn núi nóng rẫy” đã cung cấp cho người đọc thêm nhiều thông tin vô cùng độc đáo và thú vị về một hiện tượng tự nhiên, đó là núi lửa. Tác giả đã diễn tả rất chi tiết quá trình hình thành cũng như cấu tạo của núi lửa.
Câu 4:
Những ngọn núi trong bài đọc được miêu tả là "nóng rẫy", "đỏ rực" và "toả ra ánh sáng". Những ngọn núi này còn có vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và là nơi chứa đựng sức mạnh tự nhiên.
Câu 5:
Nói đến núi lửa, đa số mọi người nghĩ đến một quả núi hình nón đang bốc lửa nóng rẫy. Nhưng thực tế, có quả núi lửa hình nón, có quả lại hình tròn thoai thoải. Một số phun lửa, một số khác chỉ phun khói, khí hoặc các đám mây tro. Ngoài núi lửa trên mặt đất còn có những quả núi lửa hoạt động ngầm trong nước biển nữa. Yếu tố hình thành núi lửa chính là mác-ma (dưới lớp vỏ Trái Đất, có những chỗ đã bị sức nóng nung chảy thành một thứ mác-ma đặc quánh). Khi mác-ma sôi sùng sục có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ Trái Đất và phun trào, tạo thành núi lửa.
Bình luận