Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 5 ctst Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 3)

II. THÔNG HIỂU (03 CÂU)

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tôi là Tấm, một cô gái mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cuộc đời tôi vốn dĩ rất bình yên cho đến khi cha tôi qua đời, để lại tôi sống chung với dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ – Cám. Từ ngày ấy, tôi không còn được yêu thương như trước nữa. Dì ghẻ luôn đối xử tệ bạc với tôi, còn Cám thì lúc nào cũng ghen tị và tìm cách hãm hại tôi.

Một lần, dì ghẻ sai tôi và Cám đi bắt tép, hứa rằng ai bắt được nhiều hơn sẽ được thưởng. Tôi làm việc chăm chỉ, cố gắng hết sức nên bắt được cả giỏ đầy, nhưng khi vừa quay đi, Cám đã lén đổ hết tép của tôi vào giỏ của mình. Tôi khóc nức nở, không biết phải làm sao. Đúng lúc ấy, Bụt hiện lên và chỉ tôi nuôi một con cá bống. Cá bống là người bạn duy nhất của tôi trong những ngày tăm tối ấy. Tôi thương nó như một người thân, ngày ngày cho ăn và trò chuyện với nó. Nhưng rồi, dì ghẻ phát hiện ra, bắt tôi đi lấy nước để bà giết cá bống. Khi về nhà, tôi chỉ còn thấy những chiếc vảy cá vương vãi, lòng đau như cắt.

Cứ như thế, hết lần này đến lần khác, dì ghẻ và Cám luôn tìm cách hãm hại tôi. Ngay cả khi tôi được đi dự hội nhờ sự giúp đỡ của Bụt, họ vẫn không để tôi yên. Thậm chí, sau khi tôi trở thành hoàng hậu, dì ghẻ và Cám đã lừa tôi trèo lên cây cau rồi chặt cây, khiến tôi rơi xuống và chết. Nhưng tôi không bỏ cuộc. Linh hồn tôi hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và cuối cùng là quả thị.

Trong hình hài quả thị, tôi gặp được bà lão tốt bụng. Nhờ bà, tôi có nơi nương tựa và cơ hội tìm lại hạnh phúc. Một ngày nọ, nhà vua tình cờ ghé qua và nhận ra tôi. Chúng tôi đoàn tụ trong niềm hạnh phúc, và từ đó tôi được sống yên bình bên người chồng yêu thương mình thật lòng.

Câu chuyện của tôi không chỉ là về nỗi đau và bất công mà còn là về lòng kiên trì, sự nhân hậu và niềm tin vào công lý. Tôi tin rằng, ở hiền thì sẽ gặp lành, và cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

(Theo Đức Trung)

Câu 1: Bạn Đức Trung đã xưng hô như thế nào khi kể chuyện?

Câu 2: Khi đặt mình vào vai nhân vật, bạn có những lời nói, ý nghĩ, hành động hoặc thể hiện tình cảm, cảm gì gì?

Câu 3: Những lời nói, ý nghĩ, hành động đó có phù hợp với nhân vật bạn mượn lời để kể hay không? Vì sao?


Câu 1: Bạn Đức Trung đã xưng hô ở ngôi thứ nhất, sử dụng đại từ "tôi" để kể chuyện, đặt mình vào vai nhân vật Tấm.

Câu 2: 

Khi đặt mình vào vai nhân vật Tấm, bạn Trung đã thể hiện:

- Lời nói: Kể về các sự việc xảy ra trong cuộc đời, như việc bị Cám hãm hại, dì ghẻ đối xử tàn nhẫn, và những lần được Bụt giúp đỡ.

- Ý nghĩ: Bày tỏ nỗi đau, sự bất lực trước bất công, nhưng vẫn giữ niềm tin vào cái thiện.

- Hành động: Thể hiện sự kiên trì, chịu đựng trước khó khăn, và không từ bỏ dù bị hãm hại nhiều lần.

- Tình cảm, cảm xúc: Diễn tả nỗi đau, sự buồn tủi khi mất cha mẹ, bị đối xử bất công, nhưng vẫn giữ sự nhân hậu và lòng tin vào công lý.

Câu 3: 

Những lời nói, ý nghĩ, hành động của bạn Thu Thảo hoàn toàn phù hợp với nhân vật Tấm. Vì:

- Những sự việc, cảm xúc được kể trùng khớp với cốt truyện gốc của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích "Tấm Cám".

- Các tình tiết như việc bị hãm hại, được Bụt giúp đỡ, và hóa thân thành nhiều hình dạng trước khi tìm lại hạnh phúc đều giữ được tinh thần và thông điệp của truyện.

- Cách thể hiện tình cảm nhân hậu, kiên trì, và niềm tin vào cái thiện phản ánh đúng bản chất của nhân vật Tấm, một hình tượng tiêu biểu của lòng hiền lành và sự đấu tranh để bảo vệ cái thiện trong văn học dân gian.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác