Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 5 ctst bài 7: Dấu gạch ngang
II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)
Câu 1: Hãy phân biệt dấu gạch ngang với dấu chấm phẩy.
Câu 2: Trong câu "Hôm nay, tôi đi học bằng xe đạp - phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.", dấu gạch ngang có tác dụng gì?
Câu 3: Hãy giải thích ý nghĩa của dấu gạch ngang trong câu sau: “Nguyễn Du – nhà thơ lớn của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng.”
Câu 4: Vì sao trong câu sau lại dùng dấu gạch ngang?
“Ba em – người rất yêu thiên nhiên, thường dẫn em đi dã ngoại.”
Câu 5: Hãy đặt 1 câu về dấu gạch ngang trong từng trường hợp sau:
a) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
b Nối các từ ngữ trong một liên danh
c) Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
d) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
Câu 6: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:
Hoa chán nản nói:
- Nếu Tuấn - học sinh giỏi nhất lớp cũng không thể giải được bài toán kia, thì mình làm sao mà làm được.
Câu 1:
Dấu gạch ngang thường dùng để đánh dấu các thành phần trong cùng một câu, còn dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các câu đơn trong một câu ghép.
Câu 2: Dấu gạch ngang ở đây dùng để đánh dấu bộ phận giải thích cho cụm từ "xe đạp".
Câu 3: Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu phần chú thích bổ sung ý nghĩa cho từ “Nguyễn Du.”
Câu 4: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích, giải thích bổ sung cho từ “ba em.”
Câu 5:
a) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
Để chuẩn bị cho buổi dã ngoại, chúng ta cần mang theo:
- Nước uống
- Đồ ăn nhẹ
- Bản đồ hoặc điện thoại có định vị
b Nối các từ ngữ trong một liên danh: Trận đấu bóng đá giữa đội Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh diễn ra rất sôi nổi.
c) Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu: Lan – học sinh xuất sắc nhất lớp, vừa đạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi.
d) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật: Bà cụ nói: – Cháu ơi, trời sắp mưa rồi, mang áo mưa đi nhé!
Câu 6: Dấu gạch ngang trong câu trên có tác dụng đánh dấu lời nói của nhân vật.
Bình luận