Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 5 ctst bài 5: Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Cho biết từ “nhớ” trong câu thơ sau có phải là điệp từ không? Vì sao?

“Nhớ gì như nhớ người yêu”

Câu 2: Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn văn sau:

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…"

Câu 3: Xác định biện pháp điệp từ trong câu sau: “Học, học nữa, học mãi.”

Câu 4: Giải thích tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

Câu 5: Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn thơ sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục ... cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

(Xuân Quỳnh)


Câu 1: Từ “nhớ” trong câu thơ trên là điệp từ vì được lặp lại hai lần để nhấn mạnh cảm xúc nhớ nhung sâu sắc.

Câu 2: 

Điệp từ “không phải” nhấn mạnh, đối lập sự nhỏ bé của một đóa hay vài cành phượng với sự rộng lớn bao trùm của “cả một loạt”, “cả một vùng” và “cả một góc trời”. Qua đó, làm nổi bật vẻ đẹp rực rỡ, quy mô hoành tráng của cây phượng.

Điệp từ “cả một” nhấn mạnh về không gian rộng lớn và sắc đỏ rực rỡ của hoa phượng, tạo cảm giác bao la, choáng ngợp, giúp người đọc hình dung rõ nét cảnh sắc ấy.

Câu 3: Biện pháp điệp từ trong câu là từ "học," được lặp lại ba lần nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học.

Câu 4: Biện pháp điệp ngữ "đoàn kết" và "thành công" nhấn mạnh vai trò của sự đoàn kết và sự thành công lớn lao khi có sự đoàn kết.

Câu 5: 

Điệp từ “nghe” được lặp lại 3 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh hành động lắng nghe của người lính. Qua đó tác giả muốn gợi tả sự tinh tế, nhạy cảm của người chiến sĩ trước những âm thanh bình dị của cuộc sống

- Giúp người đọc hình dung rõ nét hơn những âm thanh, hình ảnh mà người lính đang cảm nhận

- Giúp cho đoạn thơ trở nên liền mạch, thống nhất


Bình luận

Giải bài tập những môn khác