Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 Chân trời bài 5: Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 5: Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Thế nào là điệp từ, điệp ngữ?

Câu 2: Sử dụng điệp từ, điệp ngữ có tác dụng gì?

Câu 3: Điệp từ, điệp ngữ thường xuất hiện ở những vị trí nào trong câu?

Câu 4: Phân biệt điệp từ và điệp ngữ

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Cho biết từ “nhớ” trong câu thơ sau có phải là điệp từ không? Vì sao?

“Nhớ gì như nhớ người yêu”

Câu 2: Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn văn sau:

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…"

Câu 3: Xác định biện pháp điệp từ trong câu sau: “Học, học nữa, học mãi.”

Câu 4: Giải thích tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

Câu 5: Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn thơ sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục ... cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

(Xuân Quỳnh)

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp từ trong câu ca dao sau:

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”

Câu 2: Thực hiện yêu cầu:

a. Chọn một từ phù hợp trong số các từ sau thay cho các * trong đoạn thơ sau: mong, nhớ, thương.

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

* Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu tú vải đẹp tươi lạ thương

* Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

* chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người.

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn

Câu 3: Sáng tác một câu thơ ngắn có sử dụng điệp ngữ để thể hiện sự quyết tâm trong học tập.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 5: Luyện tập về biện pháp điệp, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 5: Luyện tập về biện pháp điệp, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 5 CTST bài 5: Luyện tập về biện pháp điệp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác