Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 9 ctst bài 8: Ti ba hành (Bạch Cư Dị)

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Cho biết chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tì bà hành.

Câu 2:  Nêu mạch cảm xúc của văn bản.

Câu 3: Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh để thể hiện cảm xúc của người ca nữ trong những lần nàng đánh đàn có gì khác nhau?

Câu 4: Có thể xem tác giả - người nghe đàn là tri âm của người ca nữ đánh đàn được không? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định như vậy?


Câu 1: 

- Chủ đề: kiếp người trôi nổi, bạc bẽo, buồn thương, xót xa nhưng không hề oán trách số phận.

 - Cảm hứng chủ đạo: Bài thơ là tiếng lòng cảm thương đậm chất nhân văn của nhà thơ đối với tài năng bị cuộc đời vô tình lãng quên.

Câu 2:  

Mạch cảm xúc: Khái quát về cảnh đêm thu và cuộc tiễn biệt 

- Miêu tả tiếng đàn tỳ bà và nỗi lòng của người kỹ nữ

 - Tiếng đàn biến hóa khôn lường như tiếng lòng của người ca kỹ, người lữ khách sắp rời đi 

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình và sự đồng điệu tâm hồn.

Câu 3: 

 Tiếng đàn và cách miêu tả tiếng đàn: 

- Lần đầu: 

+ bối cảnh: tại bến Tầm Dương, lúc canh khuya. 

+ cảnh vật: quạnh hơi thu lau lách đìu hiu. 

+ tiếng đàn từ xa vẳng lại, mơ hồ. 

- Lần hai: tiếng đàn miêu tả gián tiếp: 

+ Mới lên dây dẫu chưa nên khúc, tình đã thoảng bay.

 + Mới bắt đầu gảy, nhà thơ đã bắt được cái thần của bản nhạc chất chưa những suy tư. 

+ Miêu tả tiếng đàn: cao, thấp, dây to, dây nhỏ, khoan khoan, dây mảnh ngừng dứt,... - Lần thứ ba: nghe não ruột khác tay đàn trước; khắp tiệc hoa sữa mướt lệ rơi.

Câu 4:

 Có thể xem tác giả - người nghe đàn là tri âm của người ca nữ đánh đàn vì thân phận của người nghe đàn cũng có điểm giống với thân phận người kĩ nữ. Là một người có tài, không chịu sống uốn lưng bó gối cuộc đời cũng gặp bao cảnh lận đận, để rồi cuối cùng phải gác chí quân tử để sống cuộc sống ẩn sĩ nơi bến vắng, mang tiếng làm quan nhưng chẳng có việc gì để phát huy tài năng. Hai tài năng bị vùi dập và lãng quên đã bị đưa đẩy.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác