Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Hóa học 12 ctst bài 18: Nguyên tố nhóm IIA

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Tại sao trong tự nhiên các nguyên tố nhóm IIA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất? 

Câu 2: Vì sao trong cùng chu kỳ, kim loại nhóm IIA có tính khử yếu hơn kim loại nhóm IA?

Câu 3: Dùng nước có thể phân biệt MgCO3(s) và Mg(NO3)2(s) được không? Giải thích.

Câu 4: Vì sao các khoáng vật calcite, dolomite,… hầu như không tan trong nước?

Câu 5: Vì sao khi có sự gia tăng nồng độ của carbon dioxide trong nước biển thì các rạn san hô và núi đá vôi có thể bị phá huỷ, xói mòn?


Câu 1: 

Kim loại nhóm IIA có thế điện cực chuẩn nhỏ nên dễ tách electron hoá trị ra khỏi nguyên tử, thể hiện tính khử mạnh. Do đó, trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IIA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

Câu 2: 

Vì trong cùng một chu kì, từ nhóm IA sang nhóm IIA điện tích hạt nhân tăng, bán kính nguyên tử giảm làm lực hút electron lớp ngoài cùng tăng. Do đó khả năng nhường electron lớp ngoài cùng (để thể hiện tính khử) của kim loại nhóm IIA khó hơn so với kim loại nhóm IA.

Câu 3: 

Có thể phân biệt được vì Mg(NO3)2 tan tốt trong nước còn MgCO3 không tan trong nước.

Câu 4: 

Khoáng vật calcite có thành phần chủ yếu là CaCO3.

Khoáng vật dolomite có thành phần chủ yếu là MgCO3.CaCO3.

Mà CaCO3 và MgCO3 đều không tan trong nước.

Do đó, các khoáng vật calcite, dolomite,... hầu như không tan trong nước.

Câu 5: 

Các rạn san hô và núi đá vôi có thành phần chính là CaCO3.

Mà CaCO3 phản ứng được với nước có carbon dioxide hòa tan theo phương trình hóa học: CaCO3(s) + H2O(l) + CO2(aq) ⇌ Ca(HCO3)2(aq)

Khi tăng nồng độ của carbon dioxide trong nước biển thì cân bằng hóa học trên sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của carbon dioxide, tức là chiều của phản ứng thuận. Nên lượng CaCO3(s) bị giảm đi.

Do đó, khi có sự gia tăng nồng độ của carbon dioxide trong nước biển thì các rạn san hô và núi đá vôi có thể bị phá huỷ, xói mòn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác