Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Hóa học 12 ctst bài 11: Tơ- Cao su- Keo dán tổng hợp

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Nêu các ưu điểm và hạn chế của tơ tự nhiên như bông, len hay tơ tằm. 

Câu 2: Vì sao hiện nay keo dán tổng hợp như keo dán epoxy, keo dán polu(urea-formaldehyde) lại được sử dụng phổ biến?

Câu 3: Nêu có điểm giống nhau và khác nhau giữa các vật liệu polymer sau: chất dẻo, tơ, cao su và keo dán.

Câu 4: Vì sao không nên giặt quần áo làm bằng nylon, len, tơ tằm bằng nước quá nóng hoặc là (ủi), quá nóng?


Câu 1: 

Tơ tự nhiên

Ưu điểm

Nhược điểm

Bông

Hút ẩm cao do đó quần áo may bằng vải sợi bông mặc thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, chịu nhiệt và cách điện tốt, giặt tẩy dễ dàng. An toàn cho da và thân thiện với môi trường.Dễ bị co, dễ nhàu nát, khi ủi xong khó giữ nếp, dễ bị mục do vi khuẩn, nấm mốc xâm hại

Len

Nhẹ và giữ ấm tốt, độ bền cao, ít nhăn, ít co giãn, ít hút nước.Kém bền với kiềm, dễ bị vi khuẩn, nấm mốc phá hủy.

Tơ tằm

Thoáng, nhẹ, hấp thụ nhiệt kém, ít bám bụi, bề mặt mịn. cách điện, cách nhiệt tốt, hút ẩm tốt.Dễ co, chịu nhiệt kém, nhiệt độ cao làm tơ lụa bị giòn, gãy. Ánh nắng mặt trời và mồ hôi dễ làm tơ mau mục và úa vàng.

Câu 2:

- Hiện nay keo dán tổng hợp như keo dán epoxy, keo dán poly(urea-formaldehyde) được sử dụng phổ biến vì một số ưu điểm sau:

+ Keo dán epoxy có độ kết dính cao, chịu nhiệt, chịu nước, chịu dung môi, chịu lực tốt, rất dễ sử dụng.

+ Keo dán poly(urea-formaldehyde): bền với dầu mỡ và các dung môi thông dụng, thấm nước kém.

Câu 3:

* Giống nhau: Đều có cấu tạo từ các polymer. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống.

* Khác nhau:

- Về mặt tính chất của các polymer

+ Chất dẻo: Polymer có tính dẻo (biến dạng khi có tác dụng của ngoại lực hoặc nhiệt độ và giữ nguyên biến dạng khi thôi tác dụng).

+ Tơ: Polymer mảnh, sợi dài, mềm, có độ bền nhất định.

+ Cao su: Polymer có tính đàn hồi (biến dạng khi có tác dụng của ngoại lực và trở lại được trạng thái ban đầu khi ngoại lực thôi tác dụng).

+ Keo dán: Polymer có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn và không làm biến đổi bản chất của chúng.

- Về mặt ứng dụng:

+ Chất dẻo: dùng để sản xuất dụng cụ trong gia đình như chậu, chai, lọ, bao bì thực phẩm, ghế, cốc, ống nhựa, …

+ Tơ: dùng để sản xuất quần áo, làm võng, chỉ khâu, …

+ Cao su: dùng để sản xuất lốp xe, đệm, đế giày, gioăng, …

+ Keo dán: dùng để sản xuất chất kết dính.

Câu 4: 

Nylon, len, tơ tằm kém bền với nhiệt nên không được giặt chúng bằng nước quá nóng, không là (ủi) quá nóng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác