Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết tiếng Việt 5 cd bài 8: Luyện tập về đại từ (Tiếp theo)
I. NHẬN BIẾT (03 CÂU)
Câu 1: Nêu khái niệm về đại từ?
Câu 2: Em hãy nêu vai trò của đại từ.
Câu 3: Em hãy phân loại đại từ.
Câu 1: Đại từ là từ dùng để thay thế như thế, vậy, đó, này, ... (đại từ thay thế), để hỏi như ai, gì, nào, sao, bao nhiêu, đâu, ... (đại từ nghi vấn) hoặc để xưng hô như tôi, tớ, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày, chúng ta, ... (đại từ xưng hô). Ngoài ra, trong tiếng Việt, có nhiều danh từ được dùng để xưng hô như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,...
Câu 2: Các đại từ trong câu vừa có thể là chủ ngữ, vị ngữ, hoặc là phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ. Đại từ có thể trở thành thành phần chính trong câu, đại từ không làm nhiệm vụ định danh. Phần lớn các đại từ có chức năng trỏ và mục đích thay thế các thành phần khác.
Câu 3:
+ Đại từ xưng hô: Được dùng để chỉ người hoặc vật, tùy thuộc vào ngôi thứ trong câu.
Gồm có 3 ngôi:
Trong ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…
Trong ngôi thứ hai (chỉ người nghe): cậu, các cậu, …
Trong ngôi thứ ba (chỉ người không có trong giao tiếp nhưng được nhắc đến trong giao tiếp): họ, hắn, bọn nó, chúng nó,…
+ Đại từ thay thế: Dùng để chỉ rõ người, vật, nơi chốn hay thời gian. VD: đây, đó, kia, ấy.
+ Đại từ nghi vấn: Dùng để hỏi về người, vật, nơi chốn, thời gian, tính chất, số lượng. VD: ai, gì, nào, đâu, khi nào.
+ Đại từ quan hệ: Dùng để liên kết các mệnh đề trong câu. VD: mà, gì.
+ Đại từ phản thân: Dùng để nhấn mạnh đối tượng đã được nhắc đến trước đó. VD: mình, bản thân.
Bình luận