Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 9 kntt bài: Ôn tập học kì II

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Liệt kê các tác phẩm văn học trung đại em đã được học tại học kì 2?

Câu 2: Tóm tắt thông tin cơ bản của văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX - nay)?

Câu 3: Nêu đặc điểm chung (nguồn gốc, kiểu nhân vật, cốt truyện) về truyện trinh thám?

Câu 4: Nêu khái niệm và đặc điểm chung của thơ Nôm?

Câu 5: Truyện truyền kì có những đặc điểm gì?


Câu 1:

Tác giả

Tác phẩm

Thể loại

Phan Bội Châu

Bài ca chúc Tết Thanh niên

Thơ

Nguyễn Dữ

Chuyện người con gái Nam Xương

Truyện truyền kì

Bồ Tùng Linh

Dễ chọi

Truyện truyền kì

Đoàn Thị Điểm

Nỗi niềm chinh phụ

Thơ song thất lục bát

Nguyễn Gia Thiều

Nỗi sầu oán của người cung nữ

Thơ song thất lục bát

Nguyễn Đình Chiểu

Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

Truyện thơ Nôm

Hồ Xuân Hương

Tự tình II

Thơ Đường luật

Nguyễn Du

- Kim – Kiều gặp gỡ

- Kiều ở lầu Ngưng Bích

Truyện thơ Nôm

Câu 2:

Tác giả

Tác phẩm

Thể loại

A-thơ Cô-nan Đoi-lơ

Ba chàng sinh viên

Truyện trinh thám

A-ga-thơ Crit-xti

Bài hát sáu đồng xu

Truyện trinh thám

Nguyễn Thị Ngọc Hải

Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời

Văn bản thông tin

Phạm Cao Củng

Ba viên ngọc bích

Truyện trinh thám

Lưu Quang Vũ

Tiếng Việt

Thơ

Nguyễn Bính

Mưa xuân

Thơ

Phan Huy Dũng

Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ “Vội vàng”

Văn nghị luận

Nguyễn Khoa Điềm

Miền quê

Thơ

Ga-bri-en Gác-xi- a Mác -két

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Văn nghị luận

An-tô-ni-ô Gu-tê-rét

Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta

Văn nghị luận

Vũ KhoanChuẩn bị hành trangVăn nghị luận
Thi SảnhYên Tử, núi thiêngVăn bản thông tin
Trần Quốc VượngVăn hóa hoa – cây cảnhVăn bản thông tin
Trần Mai NinhTình sông núiThơ
Nguyễn Đăng NaNgười con gái Nam Xương” – một bi kịch của con ngườiVăn nghị luận
Uy-li-am Sếch-xpiaRô-mê-ô và Giu-li-étKịch
Coóc-nâyLơ-XítKịch

Câu 3: 

- Nhà văn người Mỹ Edgar Allan Poe, được đánh giá là “cha đẻ” của thể loại truyện trinh thám.

- Hệ thống nhân vật gồm người điều tra, nạn nhân, nghi phạm, thủ phạm.

- Gồm một chuỗi sự kiện mà sự kiện trung tâm là vụ án và hành trình phá án của người điều tra.

Câu 4:

- Thơ Nôm là thể loại thơ có nguồn gốc từ nền văn học dân gian Việt Nam, được viết bằng chữ Nôm, tức là hệ thống chữ được phát triển từ chữ Hán để diễn đạt tiếng Việt. Đây là thể loại thơ đặc trưng cho văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ 13 trở đi, đặc biệt phát triển mạnh trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh và thế kỷ 18-19.

- Thơ Nôm là thơ viết bằng chữ Nôm, phản ánh tâm tư, tình cảm, và những trải nghiệm của con người Việt Nam thông qua ngôn ngữ và hình ảnh đặc trưng của văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm chung:

+ Ngôn ngữ và hình thức: Sử dụng chữ Nôm, kết hợp với ngôn ngữ tiếng Việt bản địa, thơ Nôm có vẻ đẹp biểu cảm với nhiều hình ảnh sáng tạo, phép tu từ phong phú.

+ Chủ đề đa dạng: Thơ Nôm thường phản ánh các chủ đề như tình yêu, thiên nhiên, cuộc sống thường nhật, và những vấn đề xã hội, chính trị của thời đại.

+ Tính trữ tình và cảm xúc: Thơ Nôm thể hiện sâu sắc tâm tư, tình cảm của tác giả, với những cảm xúc tinh tế và chân thực.

+ Ảnh hưởng văn hóa: Thơ Nôm không chỉ mang tính cá nhân mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, và triết lý của dân tộc Việt Nam.

+ Kết cấu và thể loại: Thơ Nôm thường được viết theo thể thơ truyền thống như thơ lục bát, thất ngôn hoặc đề tài tự do, với những quy tắc riêng biệt về âm điệu và nhịp điệu.

Câu 5: 

Thế loại

Nguồn gốc thể loại

Kiểu nhân vật

Cốt truyện

Truyện truyền kì

Nguồn gốc từ văn hóa dân gian, thường chứa những yếu tố siêu nhiên hoặc huyền bí.

Nhân vật khá đa dạng, phong phú, trong đó nổi bật nhất là ba nhóm: thần tiên, người trần và yêu quái.

- Mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử; có khi mượn từ truyện truyền kì Trung Quốc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác