Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Khoa học 5 KNTT Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Khi có cảm giác an toàn, chúng ta thường cảm thấy thế nào?
Câu 2: Nêu một số tình huống có nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục.
Câu 3: Nêu một số tình huống không an toàn cần yêu cầu giúp đỡ.
Câu 4: Kể tên một số hành vi vi phạm quyền được an toàn của trẻ em.
Câu 5: Ai là những người đáng tin cậy mà chúng ta có thể chia sẻ khi cảm thấy lo lắng?
Câu 6: Em biết gì về quyền được an toàn theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013?
Câu 1:
Trong cuộc sống hàng ngày, khi có cảm giác an toàn, chúng ta thường cảm thấy vui vẻ, thoải mái, không lo lắng, sợ hãi,…
Câu 2:
- Những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục:
+ Tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là người khác giới.
+ Đi một mình trên đường không có người lớn kèm theo.
+ Đi vào nhà vệ sinh tối tăm
+ Vào nhà người lạ...
Câu 3:
- Một số tình huống không an toàn cần yêu cầu giúp đỡ:
+ Bị người lạ mặt theo dõi mình.
+ Bị người lớn tuổi hơn uy hiếp và hãm hại.
…
Câu 4:
Một số hành động vi phạm quyền được an toàn của trẻ em:
- Bắt cóc trẻ em.
- Dùng bạo lực để dạy dỗ.
- Bỏ rơi, đánh tráo trẻ sơ sinh.
- Bóc lột sức lao động.
…
Câu 5:
Những người đáng tin cậy có thể là người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè thân thiết,…
Câu 6:
Hiến pháp Việt Nam quy định "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; Nghiêm cấm xâm hại, hành họ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em" (Theo Điều 20, 37 Hiến pháp Việt Nam năm 2013)
Bình luận