Viết đoạn văn ngắn 4-5 câu giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết đoạn văn ngắn 4-5 câu giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn 4-5 câu giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

Bài làm

1. Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối

Theo kinh nghiệm dân gian mà ông cha ta để lại “Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối” à một kinh nghiệm về cách xem độ sáng trong ngày để áng chứng công việc. Hôm nào trời nắng thì chúng ta sẽ cảm thấy buổi trưa đến sớm thì thời tiết oi bức, ngột ngạt. Ngược lại hôm nào trời mưa chúng ta sẽ tjaasy trời nhanh tối do trời mưa thì thường âm u nên tối sớm.

2. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa

Câu "trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa" người Việt xưa dùng để dự báo thời tiết đến nay vẫn thể hiện độ chính xác không nhỏ. Trăng quầng thường tương ứng với khi thời tiết oi bức hoặc rất ít mây nên nói là trời hạn. Trăng tán là hiện tượng hào quang quanh mặt trăng không phải một vòng sáng trắng rộng mà thường là một vùng hào quang nhiều màu (hơi giống cầu vồng) bao quanh và không tách biệt hẳn ra với đĩa sáng mặt trăng như đối với khi trời oi, khô. Khi trăng tán như vậy có nghĩa là trời nhiều mây và dễ mưa

3. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

Để theo dõi tình hình thời tiết ông cha ta khi xưa đã đúc kết kinh ngiệm qua câu “Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão”. Câu thành ngữ này ám chỉ về việc trời sẽ xuất hiện bão khi trời se se lạnh và có chuồn chuồn bay. 

4. Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét Bân

Trong ba tháng đầu năm khi thời tiết vẫn còn cảm giác lạnh ông cha ta đã đúc kết được kinh nghiệm “Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét Bân”. Rét đài: rét khá đậm làm hoa rụng cánh chỉ còn trơ lại đài. Rét lộc: ẩm ướt, thuận lợi cho sự hồi sinh của cây cỏ sau những ngày đông tháng giá. Rét nàng Bân: rét ngắn ngày, với câu chuyện nàng Bân may áo rét cho chồng

5. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Để dự báo thời gian canh tác làm nông của mình nên ông cha ta đã dựa vào chuộn chuồn để xem thời tiết. Ngày nào mà chuồn chuồn bay thấp thì hôm đó trời sẽ mưa. Ngược lại hôm nào gặp chuồn chuồn bay cao trời sẽ nắng và bay vừa thì trời sẽ râm mát.

6. Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối

Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam ( bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm. Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.

7. Tấc đất tấc vàng

Câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” là: Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai, do Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng, qua đó Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.

8. Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân

"Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" câu tục ngữ nói về việc con người phải chú trọng đến cách ăn mặc bên ngoài để tạo ra ấn tượng tốt. Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân.

9. Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

Câu tục ngữ “Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa” nghĩa là: Cày sâu thì lúa tốt, vì đất có tơi xốp lúa mới dễ hút màu; ví như cơm nhai kỹ thì ruột mới hấp thụ được nhiều. Câu tục ngữ trên đúc kết kinh nghiệm là: Trong cuộc sống này, con người dù làm việc gì, cũng phải làm thật cẩn thận, làm kỹ càng để công việc thu lại được tốt đẹp. Và làm gì ta cũng phải nghĩ đến hậu quả, để từ đó suy xét mà làm cho tốt.

10. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen

Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen: Ruộng lạ: ruộng trồng đổi vụ, vụ này trồng lúa thì vụ sau trồng khoai và ngược lại; Ruộng quen: ruộng không đổi vụ, quanh năm chỉ để gieo mạ. Một kinh nghiệm trồng trọt, khoai trồng ruộng lạ mới tốt, nhưng mạ thì phải gieo ở ruộng quen mới tốt.

11. Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất

Kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại qua câu tục ngữ, thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.

12. Lúa chiêm nép ở đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên

Đại ý của câu ca dao này là: Trồng lúa vào vụ chiêm  (vụ lúa trong mùa hè thường khô hạn và thiếu nước) nên cây lúa chỉ đật tầm ngang bờ ruộng thôi. Hễ nghe sấm động (có sấm động dẫn đến mưa dông) cây lúa sẽ trổ bông và cho mùa màng bội thu.

13. Chim trời cá nước, ai được nấy ăn

"Chim trời cá nước nên ai bắt được nấy ăn!". Câu nói truyền miệng trong dân gian xưa nay cho rằng những động - thực vật trong đời sống thiên nhiên hoang dã thì không thuộc của ai (của chung trời đất), ai bắt được thì thuộc quyền sở hữu của người đó.

 

Từ khóa tìm kiếm: Văn mẫu 7, văn hay lớp 7 sách Chân trời sáng tạo, đoạn văn ngắn 4-5 câu giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác