Hãy viết đoạn văn ( khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen?

Tuyển tập những bài văn mẫu hay lớp 7 chân trời sáng tạo. Những bài văn, đoạn văn hay của lớp 7 bộ sách chân trời sáng tạo sẽ được tổng hợp ở dưới đây. Bộ đề gồm nhiều bài văn tham khảo khác nhau. Mời các em học sinh tham khảo.

Hãy viết đoạn văn ( khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen?

Bài tham khảo 1:

 Từ bao đời nay, nét trong sáng cao đẹp, phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam luôn được ca ngợi. Qua tục ngữ, ca dao ta thấy hiện lên từng nét đẹp của tâm hồn giúp ta hiểu được chân giá trị của con người. Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy nước đọng. Bông sen đơn sơ chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã lúp nào cũng ngan ngát. Hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn một vị nào khác dù hoa sen ở trong đầm. Đầm lầy càng u tối, hôi hám thì bông sen càng đẹp đẽ sáng tươi. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của con người Việt Nam hiện lên một cách thật tự nhiên, hợp lí đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

Bài tham khảo 2: 

Văn bản "Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" (theo Hoàng Tiến Tựu) đã khơi gợi cho em những suy nghĩ về vẻ đẹp của loài hoa cũng như triết lý sống. Tác giả đã tiến hành phân tích bài ca dao dựa trên hai nét nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Qua sự phân tích đó, em thấy rõ tài quan sát của các tác giả dân gian trong việc miêu tả đặc điểm của hoa sen. Biện pháp nghệ thuật điệp vòng được sử dụng ở câu hai và câu ba đã tạo nên nhịp điệu uyển chuyển cho toàn bài. Hình ảnh bông sen không dừng lại ở nghĩa tả thực mà nó còn mang nghĩa biểu tượng sâu sắc. Mặc dù sinh trưởng trong môi trường bùn đất, nhưng sen vẫn tỏa sáng và ngát hương. Câu thơ "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" đã cho em thấy được quan niệm của tác giả dân gian về phẩm chất đạo đức của con người. Dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn giữ nguyên vẹn sự liêm khiết, trung thực.

Bài tham khảo 3: 

Văn bản "Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" - tác giả Hoàng Tiến Tựu đã đem lại cho em nhiều suy ngẫm. Qua những phân tích của ông, em hiểu được lớp nghĩa tả thực mà các tác giả dân gian đã dày công quan sát ở ba câu đầu: "Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh". Bông sen được đặt trong không gian ao đầm và hiện lên với vẻ đẹp hài hòa, tinh tế. Biện pháp điệp vòng ở câu hai và câu ba đã tạo nên sự uyển chuyển trong nhịp điệu. Bùn đất tượng trưng cho sự dơ bẩn, nhuốc nhem. Trong khi đó, hoa sen lại đại diện cho những đức tính tốt đẹp của con người. Thông qua vẻ đẹp của loài sen, tác giả dân gian muốn bày tỏ sự ca ngợi đối với những người giữ gìn được phẩm hạnh giữa môi trường xấu xa, tàn ác. Đồng thời, thể hiện được phẩm chất đáng quý của người Việt Nam.

Bài tham khảo 4: 

Tác phẩm "Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" của Hoàng Tiến Tựu giúp em nhận thấy được vẻ đẹp của hoa sen và những triết lí tốt đẹp của người Việt. Hoa sen từ lâu đã trở nên gần gũi, thân thuộc với đời sống của chúng ta. Hình ảnh hoa sen với lá xanh, bông trắng đã đi vào bao trang thơ ca, nhạc họa. Các tác giả dân gian đã làm nổi bật vẻ đẹp tinh tế của bông sen qua ba câu đầu bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh". Thủ pháp điệp vòng được sử dụng ở câu thơ thứ hai và ba tạo nên tính nhạc, nhịp điệu uyển chuyển. Dù sống trong bùn lầy nhưng hoa vẫn hướng về phía mặt trời, tỏa hương thơm ngọt ngào "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Hoa sen là hình ảnh biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh nào, người dân ta luôn giữ gìn những đức tính tốt đẹp của mình.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác