Cảm xúc của em về bài thơ “Lời của cây” Trần Hữu Thung
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Cảm xúc của em về bài thơ “Lời của cây” Trần Hữu Thung
Đề bài: Cảm xúc của em về bài thơ “Lời của cây” Trần Hữu Thung
Bài làm
Bài tham khảo 1:
Khi đọc bài thơ “ Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung mỗi người đọc như được cuốn vào câu chuyện kể về quá trình trưởng thành của cây. Khi nói đến quá trình phát triển của cây người ta thường nghĩ ngay đến một quá trình được miêu tả bằng những thuật ngữ khoa học khô khan. Đến với “ Lời của cây” mỗi người đọc sẽ nhận được những ngôn từ đậm chất nhận thưc và cảm xúc trong văn bản. Khổ thơ thứ nhất chính là khởi đầu của cây khi còn là mầm và nằm lăng thinh trong tay nhân vật trữ tình. Hạt lúc này còn đang nằng nặng thinh thì đến với những khổ thơ sau hạt đã có tiếng nói đã nảy mầm và trở thành cây. Khổ thơ thứ hai sử dụng biện pháp nghệ thuận nhân hóa “Mầm đã thì thầm” mầm lúc này đã cất lên tiếng nói đầu tiên của sự sống. Không chỉ vật mầm còn gây ấn tượng với người đọc bới những từ ngữ giàu chất biểu đạt “nhú”, “giọt sữa”. Tiếp theo khi hạt phát triển thì chiếc vỏ hạt lúc này như chiếc nôi xinh xắn ôm ấp mầm cây ở giữa, mầm cây được chăm sóc như em bé vậy. Đến khổ thơ thứ tư, mầm cây đã lớn thêm một chút. Nhà thơ đã lắng nghe được tiếng “bập bẹ” từ lá, từ láy “bập bẹ” đặt trong phép nhân hóa khiến ta liên tưởng đến giai đoạn tập nói. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh của ngày mai – một ngày mai tràn đầy màu xanh tươi mới của cây gợi lên một sự sống trường tồn, bất diệt. Bài thơ không chỉ thú vị ở lời thơ, hình ảnh trong bài mà còn là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc: Hãy yêu cây xanh bởi cây xanh tạo nên một cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.
Mẫu tham khảo 2:
“Lời của cây” là một trong những bài thơ mang đậm phong cách thơ của Trần Hữu Thung: Mộc mạc, thầm nhuẫn chất dân gian. Sử dụng thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, đặc biệt là phép tu từ nhân hóa, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Từ khi hạt còn “lặng thinh” nằm trên tay người cho đến khi hạt nảy mầm, nhú lên thành những “giọt sữa” biết “thì thầm” từ khi những tiếng nói đầu tiên cất lên cho đến khi cây trưởng thành. Sự trưởng thành của cây có sự tương đồng với sự trưởng thành của một con người. Điều đặc biệt là với hà thơ, cây cối không vô tri, vô giác mà cũng có tiếng nói. Nhà thơ lắng nghe thấy trong sự trưởng thành của cây thành những thanh âm của cuộc sống. Nhà thơ lắng nghe cây như lắng nghe lời thì thầm của thiên nhiên. Nhà thơ đã lắng nghe thiên nhiên và nói lên “lời của cây”. Phải là người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm và giàu sức tưởng tượng, nhà thơ mới có thể lắng nghe, cảm nhận và thể hiện thành ngữ nghệ thuật một cáchtinh tế tiếng nói của cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhà thơ dành cho mỗi mầm cây. Bài thơ như một thông điệp: Hãy yêu cây xanh bởi cây xanh tạo nên một cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.
Bình luận