Trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chuyển giá trị thập phân thành số nhị phân: 50
- A. 11110
- B. 100101
- C. 110001
D. 110010
Câu 2: Trong các câu sau đây, những câu nào nào SAI
1) Không nhất thiết chỉ có nghề thiết kế và lập trình mới đòi hỏi người làm nghề phải có tính kiên trì, đam mê.
2) Muốn làm nghề thiết kế và lập trình nhất thiết phải thành thạo tiếng Anh.
3) Công nghệ số có tốc độ phát triển rất nhanh nên đòi hỏi người thiết kế và lập trình phải có khả năng tự học, sáng tạo.
4) Tất cả các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam đều rất lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- A. 1, 2, 4
- B. 1, 4
- C. 2, 3
D. 2, 4
Câu 3: Khẳng định nào sau đây là sai?
- A. Nhờ có hệ nhị phân mà máy tính có thể tính toán, xử lí thông tin định lượng.
- B. Hệ đếm nhị phân là hệ đếm chỉ dùng hai chữ số 0 và 1.
C. Phép toán XOR cho kết quả là 0 khi và chỉ khi hai bit toán hạng trái ngược nhau.
- D. Phép toán NOT cho kết quả trái ngược với đầu vào.
Câu 4: Đặc điểm lao động của nhóm nghề thiết kế và lập trình:
- A. Người lao động có nhiều lựa chọn việc làm.
- B. Người lao động có thể làm việc với máy tính, tại văn phòng công ty hoặc làm việc độc lập tại nhà.
C. Cả A và B.
- D. Người lao động không cần phải biết tiếng anh
Câu 5: Viết giá trị thập phân của số nhị phân sau: 100011
- A. 21
- B. 25
C. 35
- D. 56
Câu 6: Nghề thiết kế lập trình được giới trẻ yêu thích vì:
- A. Lướt web không tốn tiền.
- B. Không cần khả năng cao.
- C. Không cần sáng tạo.
D. Nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao.
Câu 7: Số nhị phân dài n bit có giá trị thập phân lớn nhất là bao nhiêu?
- A. 2n - 1
- B. 2n + 1
C. 2n - 1
- D. 2n
Câu 8: Đâu là lỗi khi lập trình?
- A. Lỗi cú pháp
- B. Lỗi ngoại lệ (Exceptions Error)
- C. Lỗi ngữ nghĩa
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về bảng mã ASCII?
A. ASCII là viết tắt của cụm từ American Standard Code for Information Interchange, có nghĩa là chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ. Đây là bộ mã hóa ký tự cho bảng chữ cái La Tinh và được dùng để hiển thị văn bản trong máy tính.
- B. Bảng mã được thiết kế với mục đích thống nhất mã kí tự để máy tính có thể “viết chữ” của rất nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.
- C. Là bảng mã dùng để gõ chữ tiếng việt trên máy tính.
- D. Là bảng mã mã hóa được 250 kí tự.
Câu 10: Thư viện PDB là thư viện dùng để:
- A. Cung cấp các thủ tục vào ra của chương trình.
- B. Cung cấp hàng loạt các hàm dùng cho việc giao tiếp với hệ điều hành
- C. Hỗ trợ trực tiếp các định dạng nén và lưu trữ dữ liệu.
D. Cung cấp các dịch vụ gỡ lỗi.
Câu 11: Trong các câu sau đây, những câu nào SAI?
1) Bảng mã ASCII gồm các kí tự có mã kí tự từ 0 đến 127.
2) Bảng mã ASCII gồm các kí tự có mã nhị phân dài 7 bit.
3) Bảng mã ASCII gồm các kí tự có mã nhị phân bắt đầu bằng 1.
4) Bảng mã ASCII bắt đầu bằng kí tự A.
- A. 1, 2
- B. 1, 3, 4
- C. 2, 3, 4
D. 3, 4
Câu 12: Tiêu chí lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán là gì?
- A. Hiệu quả về thời gian.
- B. Hiệu quả về không gian.
- C. Khả thi khi cài đặt.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 13: Khẳng định nào sau đây là sai:
- A. Ba dạng thông tin cơ bản là: Dạng âm thanh, dạng văn bản, dạng hình ảnh.
B. Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng hệ thập phân.
- C. Khi thông tin được biểu diễn trong máy tính, người ta gọi là dữ liệu.
- D. Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1.
Câu 14: Cho đoạn chương trình sau:
a=int(input()
print(a)
Lỗi trong chương trình trên là lỗi:
A. Cú pháp.
- B. Ngữ nghĩa
- C. Ngoại lệ
- D. Tất cả các lỗi trên.
Câu 15: Các kí tự “ â”, á”, “ể”.. có trong bảng mã nào?
- A. Bảng mã ASCII.
- B. Bảng mã ASCII mở rộng.
C. Bảng mã UNICODE.
- D. Không có trong bảng mã nào.
Câu 16: Chọn khẳng định đúng nhất?
A. Lỗi ngoại lệ (Exception Error) là lỗi phát sinh khi đang thực thi chương trình (Runtime error).
- B. Lỗi cú pháp (Syntax Error) cũng là một ngoại lệ.
- C. Lỗi ngoại lệ được Python dùng để loại bỏ một khối code khỏi chương trình.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 17: Pixel là:
A. Là phần tử nhỏ nhất của mỗi bức ảnh.
- B. Là phần tử lớn nhất của mỗi bức ảnh.
- C. Là một mảnh ghép của bức ảnh.
- D. Là một bức ảnh.
Câu 18: Muốn truy vết để tìm lỗi ta nên:
A. Sử dụng công cụ gỡ lỗi của chương trình lập trình hoặc đưa thêm các câu lệnh xuất ra kết quả trung gian của quá trình tính toán.
- B. Sử dụng thêm câu lệnh nhập.
- C. Lưu lại chương trình.
- D. Gõ lại chương trình.
Câu 19: Cùng một kích thước, nếu độ phân giải điểm ảnh cao hơn thì ảnh sẽ:
A. mịn hơn.
- B. sáng hơn.
- C. nhiều màu hơn.
- D. thô hơn.
- E. tối hơn.
Câu 20: Điểm dừng (break point) trong các phần mềm soạn thảo lập trình có ý nghĩa gì?
- A. Đó là vị trí chương trình chạy tới đó thì kết thúc.
- B. Đó là vị trí chương trình dừng lại để người lập trình quan sát phát hiện lỗi.
- C. Đó là vị trí chương trình mỗi khi chạy đến dòng lệnh đó sẽ kêu pip pip.
D. Đó là vị trí chương trình tạm dừng, người lập trình sẽ quan sát các biến của chương trình và có thể điều khiển để chương trình tiếp tục chạy.
Câu 21: Hệ màu RGB có số lượng màu là bao nhiêu?
- A. 255
- B. 256
- C. 65 536
D. 16 777 216
Câu 22: Giả sử danh sách được xác định như sau:
A = [1, 2, 3, 10, "Việt", True]
Em hãy cho biết câu lệnh sau in gì ra màn hình.
print(A[2], A[4], A[5], len(A))
- A. 2 10 Việt 6
- B. 2 10 "Việt" 6
C. 3 Việt True 6
- D. 3 "Việt" True 6
Câu 23: Hình ảnh hiển thị trên máy tính sử dụng hệ màu nào?
- A. RBY.
B. RGB.
- C. CMYK.
- D. Cả A, B, C.
Câu 24: Cho đoạn chương trình sau:
a=[3,1,5,2]
a.sort()
print(a)
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, danh sách a hiển thị trên màn hình là:
A. [1,2,3,5]
- B. [3,1,5,2]
- C. [5,3,2,1]
- D. [3,5,2,1]
Câu 25: Để tạo văn bản trong phần mềm GIMP ta chọn:
- A. Công cụ Crop
B. Công cụ Text A
- C. Công cụ Transform
- D. Công cụ Move
Câu 26: Cho mảng a=[0,2,4,6]. Phần tử a[1]=?
- A. 0
B. 2
- C. 4
- D. 6
Câu 27: Lệnh nào sau đây không phải là lệnh làm việc với tệp ảnh?
- A. Mở tệp ảnh mới.
- B. Lưu ảnh trong một tệp với định dạng mặc định.
- C. Xuất ảnh sang định dạng chuẩn.
D. Sao chép ảnh từ một lớp ảnh này sang một lớp ảnh khác.
Câu 28: Cho xâu s1=’ha noi’, xâu s2=’ha noi cua toi’. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.
- B. Xâu s1 bằng xâu s2.
- C. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.
- D. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.
Câu 29: Để di chuyển ảnh đến vị trí phù hợp ta chọn công cụ nào?
- A. Công cụ Crop
- B. Công cụ Text A
- C. Công cụ Transform
D. Công cụ Move
Câu 30: Cho đoạn chương trình sau:
s=’abcde’
print(s[1:4])
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
- A. ‘abc’
- B. ‘bcde’
C. ‘bcd’
- D. ‘cde’
Câu 31: Đường dẫn được dùng để:
A. Vẽ hình và có thể chuyển đổi với vùng chọn.
- B. Xử lí một vùng nào đó trên ảnh.
- C. Hiển thị ảnh hợp thành của các lớp ảnh.
- D. Tạo nét vẽ.
Câu 32: Nếu S = "1234567890" thì S[0:4] là gì?
- A. "123"
- B. "0123"
- C. "01234"
D. "1234"
Câu 33: Những thao tác nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật cắt xén chi tiết thừa?
- A. Tạo lớp mới.
- B. Tạo vùng chọn.
- C. Xoá vùng chọn.
- D. Bỏ vùng chọn.
E. Tất cả các đáp án trên.
Câu 34: Cho xâu st=’abc’. Hàm len(st) có giá trị là:
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4
Câu 35: Vùng chọn được dùng để:
- A. Vẽ hình.
B. Xử lí một vùng nào đó trên ảnh.
- C. Hiển thị ảnh hợp thành của các lớp ảnh.
- D. Tạo nét vẽ.
Câu 36: Hàm trong Python được khai báo theo mẫu:
1. def tên_hàm(tham số):
Các lệnh mô tả hàm
2. def tên_hàm(tham số)
Các lệnh mô tả hàm
3. def tên_hàm()
Các lệnh mô tả hàm
4. def (tham số):
Các lệnh mô tả hàm
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 37: Phát biểu nào sau đây nêu đúng nhất lí do tại sao khi ghép ảnh, ảnh dùng để ghép (ảnh nguồn) cần có nền trong suốt?
- A. Nếu ảnh dùng để ghép không có nền trong suốt thì phần mềm thiết kế đồ hoạ không thực hiện được việc ghép ảnh.
- B. Nếu ảnh dùng để ghép không có nền trong suốt thì nền của nó sẽ che mất nền của ảnh được ghép
- C. Nếu dùng ảnh để ghép có nền trong suốt thì nền của nó không che được nền của ảnh được ghép.
D. Nếu dùng ảnh để ghép có nền trong suốt thì ảnh sau khi ghép nhìn sẽ tự nhiên, nghĩa là người xem sẽ không nhận ra đó là ảnh ghép.
Câu 38: Khi sử dụng hàm có sẵn (trong một thư viện) ta cần:
A. Gọi hàm có sẵn thực hiện mà không cần xây dựng lại hàm đó.
- B. Phải xây dựng lại hàm đó.
- C. Phải khai báo hàm trước khi gọi.
- D. Phải khai báo và xây dựng lại.
Câu 39: Ảnh không có nền là ảnh:
- A. Có nền màu trắng.
- B. Có nền màu đen.
C. Có lớp nền trong suốt.
- D. Có nền màu xám.
Câu 40: Chương trình con là
- A. Một bộ phận của cả chương trình, thực hiện một bài toán nhỏ.
- B. Một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó trong tổng số việc để giải một bài toán phức tạp.
C. Một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó được đặt tên.
- D. Một đoạn câu lệnh thực hiện một phần việc trong cả chương trình.
Bình luận