Trắc nghiệm tiếng việt 3 Chân trời sáng tạo Bài 4 Nhớ lại buổi đầu đi học
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm tiếng việt 3 bài 4 Nhớ lại buổi đầu đi học Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Bài Nhớ lại buổi đầu đi học của tác giả nào?
A. Thanh Tịnh.
- B. Quang Huy.
- C. Anh Chi.
- D. Minh An.
Câu 2: Thời tiết của ngày đầu tựu trường như thế nào?
- A. Đầy nắng và gió.
- B. Nhiều mưa và gió bụi.
- C. Nắng nhẹ và trong xanh.
D. Đầy sương thu và gió lạnh.
Câu 3: Con đường tới trường của tác giả như thế nào?
- A. Con đường làng ngắn và rộng
- B. Con đường làng ngắn và hẹp.
C. Con đường làng dài và hẹp.
- D. Con đường làng dài và rộng.
Câu 4: Cảm giác của tác giả khi nhớ về buổi tựu trường là gì?
- A. Hoảng sợ.
B. Nao nức.
- C. Buồn rầu.
- D. Lo lắng.
Câu 5: Vì sao khi đi trên con đường làng quen thuộc tác giả lại thấy có sự thay đổi lớn?
- A. Vì hôm nay tôi đi với mẹ.
- B. Vì hôm nay tôi đi chơi.
C. Vì hôm nay tôi đi học.
- D. Vì hôm nay tôi đi thăm bà.
Câu 6: Mấy cậu học trò đứng nép bên ai?
A. Người thân.
- B. Bạn bè.
- C. Thầy cô.
- D. Anh chị.
Câu 7: Cảm giác của những cậu học trò khi lần đầu tiên đi học là gì?
- A. Buồn phiền.
B. Bỡ ngỡ, rụt rè.
- C. Tò mò.
- D. Hồi hộp.
Câu 8: Những cậu học trò ao ước được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để làm gì?
- A. Khỏi phải đi học.
- B. Khỏi phải học bài.
- C. Khỏi phải ngại ngùng trước mọi người.
D. Khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Câu 9: Bài Nhớ lại buổi đầu đi học có mấy đoạn văn?
- A. 1 đoạn.
- B. 2 đoạn.
- C. 3 đoạn.
D. 4 đoạn.
Câu 10: Đâu là dấu hiệu nhận biết một đoạn văn?
- A. Mỗi đoạn văn là một ý.
- B. Mỗi một đoạn kể về một nhân vật.
- C. Hết mỗi đoạn, tác giả đều xuồng dòng.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 11: Mùa thu khiến cho tác giả nhớ tới điều gì?
- A. Buổi hẹn hò đầu tiên.
B. Buổi tựu trường đầu tiên.
- C. Buổi đi chơi đầu tiên.
- D. Buổi gặp gỡ đầu tiên.
Câu12: Hình ảnh nào thể hiện sự bỡ ngỡ, rụt rè của các cậu học trò mới?
A. Đứng nép bên người thân.
- B. Chạy nhảy cùng bạn bè.
- C. Chơi các trò chơi dân gian.
- D. Ca hát cùng thầy cô.
Câu 13: Sắp xếp nội dung các đoạn sau theo đúng thứ tự:
(1) Tâm trạng của cậu học trò (cậu bé/tác giả hồi bé) trên đường đến trường.
(2) Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò mới.
(3) Mùa thu gợi cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên/…buổi đầu tiên đi học.
- A. 1 – 2 – 3.
B. 3 – 1 – 2.
- C. 2 – 3 – 1.
- D. 3 – 2 – 1.
Câu 14: Bầu trời quang đãng là bầu trời như thế nào?
- A. Bầu trời nhiều nắng và ấm áp.
B. Bầu trời sáng sủa và thoáng rộng.
- C. Bầu trời nhiều mây và có gió.
- D. Bầu trời sắp có mưa.
Câu 15: Điền từ còn thiếu vào ô trống: Tôi quên thế nào được những ... ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
A. Cảm giác trong sáng.
- B. Cảm giác lo lắng.
- C. Cảm giác bồn chồn.
- D. Cảm giác sợ hãi.
Câu 16: Nội dung chính của bài Nhớ lại buổi đầu đi học là gì?
- A. Những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt đi công viên.
- B. Những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt sang thăm bà.
C. Những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt tới trường.
- D. Những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt đi tham quan.
Câu 17: Kỉ niệm đáng nhớ của tác giả về buổi đầu tiên tới trường là gì?
A. Kỉ niệm được mẹ dắt đi trên con đường làng quen thuộc tới trường.
- B. Kỉ niệm được vui đùa cùng bạn bè dưới mái trường thân thương.
- C. Kỉ niệm được nghe những bài học bổ ích từ thầy cô giáo.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Cậu bé đã có sự thay đổi tâm trạng như thế nào trong ngày đầu tiên đến trường?
- A. Cậu bé thấy con đường khác lạ vì chúng đã được trồng thêm rất nhiều cây xanh
- B. Cậu bé thấy con đường khác lạ, thấy cảnh vật trở nên thân thương hơn.
C. Cậu bé thấy con đường khác lạ, thấy cảnh vật xung quanh thay đổi vì lòng cậu đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay cậu đi học.
- D. Cậu bé thấy con đường khác lạ, thấy cảnh vật xung quanh trở nên buồn rầu vì cậu sắp phải xa nhà.
Câu 19: Bài đọc Nhớ lại buổi đầu đi học nhắn nhở chúng ta điều gì?
- A. Trân trọng những kỉ niệm thiêng liêng của buổi đầu đi học để thêm yêu trường yêu lớp.
- B. Trân trọng những kỉ niệm thiêng liêng của tình bạn bè trong những năm tháng học tập dưới mái trường mến yêu.
- C. Trân trọng những kỉ niệm thiêng liêng của tình thầy trò và những bài học bổ ích.
D. Tất cả các đáp án trên.
Xem toàn bộ: Giải bài 4 Nhớ lại buổi học đầu tiên
Bình luận