Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu chuyện Nhớ lại buổi đầu đi học có mấy đoạn văn?

  • A. 1 đoạn.
  • B. 2 đoạn.
  • C. 3 đoạn.
  • D. 4 đoạn.

Câu 2: Trong câu chuyện Cậu học sinh mới, thầy giáo hỏi cậu bé " Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi" nói lên điều gì?

  • A. Thầy giáo thật thích trêu đùa trẻ con
  • B. Muốn cậu đi chơi không cần phải đi học
  • C. Dò hỏi cậu bé xem cậu đã sẵn sàng đi học hay chưa
  • D. Tất cả phương án trên đều đúng

Câu 3: Từ tuần trước ba mẹ đã đưa nhân vật trong câu chuyện Chiếc nhãn vở đặc biệt đi đâu?

  • A. Đi dạo công viên 
  • B. Đi mua sách vở 
  • C.Đi mua quần áo mới
  • D. Đi mua một đôi giày thật đẹp

Câu 4: Cô giáo đã khích lệ ước mơ của bạn Hà Thu trong câu chuyện Lắng nghe những ước mơ bằng cách gọi bạn ấy bằng cái tên nào?

  • A. Cô giáo Âm nhạc tương lai
  • B. Cô giáo Mĩ thuật tương lai 
  • C. Cô giáo Tiếng việt tương lai
  • D. Cô giáo Toán tương lai

Câu 5: Theo em khổ thơ cuối bài thơ Em vui đến trường nói lên điều gì?

  • A. Đi học để vui chơi cùng bạn bè
  • B. Đi học phải hăng say
  • C. Đi học để lớn lên nhanh 
  • D. Cần chăm chỉ học tập hăng say để đạt được ước mơ của bản thân

Câu 6: Hội rằm tháng Tám được tổ chức vào ngày nào?

  • A. 13/8.
  • B. 14/8.
  • C. 15/8.
  • D. 16/8

Câu 7: Qua bài đọc Hoa cỏ sân trường, liên hệ thực tế tại sao ở sân trường đều phải trồng cây ?

  • A. Để bán lấy tiền
  • B. Để có bóng mát
  • C. Để môi trường thêm trong lành
  • D. Cả ý B và C đều đúng

Câu 8: Tuy bận rộn việc nước nhưng bác vẫn luôn quan tâm đến ai?

  • A. Các cháu thiếu nhi
  • B. Thanh niên 
  • C. Thanh thiếu niên 
  • D. Trung niên 

Câu 9: Liên hệ thực tế, theo em chúng ta có nên học tập các bạn nhỏ giúp đỡ bố mẹ làm việc hay không?

  • A. Không, vì mình còn bé
  • B. Có, vì người bé làm việc bé 
  • C. Chỉ cần làm khi bố mẹ nhờ
  • D. Tất cả phương án trên đều sai

Câu 10: Đâu không phải là 5 điều Bác Hồ dạy?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt
  • B. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
  • C. Không giữ gìn vệ sinh thật tốt
  • D. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Câu 11: Trong bài Lễ kết nạp đội, buổi lễ được kết thúc trong không khí như thế nào?

  • A. Sân trường dậy lên tiếng vỗ tay giòn giã
  • B. Buổi lễ Kết nạp Đội trong niềm xúc động 
  • C. Những nụ cười rạng rỡ 
  • D. Tất cả phương án trên đều đúng

Câu 12: Tiến Anh đã đạt giải gì bằng chính đôi chân của em?

  • A. Triển vọng cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi Ca- thay lần thứ 10
  • B. Triển vọng cuộc thi hát
  • C. Triển vọng cuộc thi sáng tác thơ 
  • D. Tất cả phương án trên đều đúng

Câu 13: Tác giả đã dùng biện pháp gì với các nhân vật trong bài thơ Chuyện xây nhà?

  • A. Nhân hóa 
  • B. Phép lặp 
  • C. Nói giảm
  • D. Nói tránh

Câu 14: Trong bài đọc Ước mơ màu xanh, tại sao tác giả lại nói:" Hạt nắng lọc qua những phiến lá xanh, bỗng trở nên dịu dàng đến lạ!"

  • A. Vì cây có chức năng thần kì biến tất cả ánh nắng gắt thành ánh nắng dịu dàng
  • B. Vì cây có bộ lọc không khi chạy bên trong
  • C. Vì khi qua những tán lá cây những tia nắng sẽ khó lọt qua được vào, dưới tán lá cây cũng sẽ giúp ánh nắng trở nên dịu dàng và bớt gay gắt hơn
  • D. Tất cả phương án trên đều sai

Câu 15: Trong bài đọc Đồng hồ mặt trời, từ những điều quan sát được cậu bé đã làm gì?

  • A. Chế tạo ra chiếc chong chóng tre
  • B. Chế tạo ra chiếc đồng hồ bóng nắng
  • C. Chế tạo ra hình bóng mình
  • D. Tất cả phương án trên đều sai

Câu 16: Nội dung bài thơ Bàn tay cô giáo nói lên điều gì?

  • A. Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều kì lạ từ đôi bàn tay khéo léo
  • B. Bức tranh biển cả qua đôi bàn tay của cô giáo trở nên đẹp và lạ thường
  • C. Giờ học của các em thật thú vị, khám được biết bao điều mới mẻ
  • D. Cả A, B, C

Câu 17: Nội dung của câu chuyện chú sẻ và bông hoa bằng lăng là gì?

  • A. Bé Thơ phải đi viện chỉ có chim sẻ và bằng lăng làm bạn
  • B. Bé Thơ phải đi viện chỉ có chim sẻ và bằng lăng nhớ nhung
  • C. Tình cảm ngưỡng mộ mà chim sẻ và bằng lăng dành cho bé Thơ
  • D. Tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà chim sẻ và bằng lăng dành cho bé Thơ

Câu 18: Trong bài thơ Đôi bạn, tại sao nói mưa và gió hai tính tình khác nhau?

  • A. Vì tác giả muốn tạo sự gay cấn cho bài đọc 
  • B. Vì gió và mưa có những chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng không thể tách rời nhau
  • C. Đáp án A và B đúng
  • D. Đáp án A và B sai

Câu 19: Trong bài đọc Ông ngoại, ông đã hướng dẫn cậu bé làm gì?

  • A. bọc vở , dãn nhãn
  • B. Pha mực
  • C. Dạy những chữ cái đầu tiên
  • D. Tất cả A, B,C đều đúng

Câu 20: Trong bài đọc Vườn dừa của ngoại, vườn dừa đã gắn bó với ông bà từ lúc nào?

  • A. Lúc mới cưới
  • B. Thời thơ bé
  • C. Khi về già 
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 21: Trong bài thơ Như có ai đi vắng, chuông điện thoại được tác giả miêu tả như thế nào qua khổ thơ thứ 3?

  • A. Reo liên hồi
  • B. Không reo
  • C. Reo bé
  • D. Reo giòn

Câu 22: " Những niềm vui bất chợt" theo em niềm vui đó là gì?

  • A. Ông không làm phiền được gia đình cậu bé nữa
  • B. Vui vì ông sẽ gọi gửi đồ ăn lên Hà Nội
  • C. Vui vì nghe được tiếng của ông ngoại, đỡ nhớ
  • D. Tất cả phương án trên đều sai

Câu 23: Trong bài đọc Thuyền giấy, cô bé đang mơ điều gì khi theo dõi từng con thuyền giấy đang lênh đênh trên sóng nước?

  • A. ước được làm cô gíao
  • B. ước được làm thuyền trưởng
  • C. ước làm con thuyền
  • D. Tất cả phương án trên đều sai

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác