Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 6 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ thế kỉ thứ III đến thế kỉ thứ V, Phù Nam:
- A. Dần suy yếu và bị một vương quốc của người Khơ-me thôn tính.
- B. Là một trong những nước có phạm vi lãnh thổ lớn nhất Đông Nam Á.
- C. Chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Óc Eo.
D. Trở thành một trong những đế chế mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 2: Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính:
- A. Tăng lữ, nông dân, thương nhân, nô lệ.
B. Quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.
- C. Quý tộc, nông dân, nông dân tự do, thương nhân.
- D. Quý tộc, thương nhân, nông dân, nô lệ.
Câu 3: Ở Vương quốc Phù Nam, dấu ấn của đời sống sông nước được thể hiện như thế nào?
- A. Có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.
- B. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.
C. Làm nhà sàn trên kênh rạch, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.
- D. Nghề tạc tượng các vị thần, Phật rất phát triển, mang phong cách riêng.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam:
- A. Các thủ lĩnh quân sự hay thủ lĩnh địa phương chịu sự chi phối quyền lực của Phù Nam.
- B. Tổ chức nhà nước ở Phù Nam trong khoảng hai thế kỉ đầu sau khi thành.
C. Đứng đầu nhà nước là “đấng tối cao”, nắm mọi quyền hành.
- D. Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính như quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.
Câu 5: Hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là:
A. Sản xuất nông nghiệp.
- B. Đánh bắt thủy hải sản.
- C. Chế tác kim hoàn, sản xuất thủ công.
- D. Ngoại thương đường biển.
Câu 6: Nền văn hóa Óc Eo xuất hiện ở vùng châu thổ sông Cửu Long cách đây:
A. Hơn 2 000 năm.
- B. Hơn 1 000 năm.
- C. Hơn 1 500 năm.
- D. Hơn 2 100 năm.
Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động kinh tế của Vương quốc Phù Nam:
- A. Người Phù Nam làm nhiều nghề khác nhau như: trồng lúa nước, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản, làm đồ thủ công, luyện đồng và rèn sắt, chế tạo vũ khí,…
- B. Người Phù Nam rất giỏi buôn bán.
C. Người Phù Nam buôn bán với các thương nhân nước ngoài đến từ Hy Lạp và La Mã thông qua cảng thị Óc Eo.
- D. Đồng tiền kim loại của Phù Nam được tìm thấy ở di chỉ văn hóa Óc Eo.
Câu 8: Hiện tượng tự nhiên nào dưới đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam?
A. Biển xâm thực đất liền.
- B. Sa mạc hóa.
- C. Sạt lở, xói mòn.
- D. Động đất, sóng thần.
Câu 9: Tượng phật và thần Vis-nu được tìm thấy tại các di chỉ văn hóa Óc Eo đã phản ánh điều gì về văn hóa Phù Nam?
- A. Không có sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa trên thế giới.
- B. Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc.
- C. Người Phù Nam đã sáng tạo ra Phật giáo và Hin-đu giáo.
D. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.
Câu 10: Thời kì đỉnh cao, phạm vi chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là:
- A. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- B. Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
C. Nam Bộ và nhiều vùng đất thuộc một số nước Đông Nam Á ngày nay.
- D. Nam Bộ và Cam-pu-chia.
Câu 11: Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở:
- A. Dải đất ven biển miền Trung nước ta.
B. Vùng ven biển miền Trung nước ta, từ phía Nam dãy Hoành Sơn đến tỉnh Bình Định ngày nay.
- C. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta.
- D. Các tỉnh miền Trung nước ta từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.
Câu 12: Lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
- A. Tây Nguyên.
B. Nam Bộ.
- C. Nam Trung Bộ.
- D. Tây Nam Bộ.
Câu 13: Phong cách xây dựng nhà cửa của người Phù Nam và người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc có điểm gì giống nhau?
A. Dựng những ngôi nhà sàn từ gỗ.
- B. Làm nhà trệt bằng gỗ, tre, nứa.
- C. Dựng nhà tranh, vách đất.
- D. Làm nhà trệt bằng gạch.
Câu 14: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thành tựu văn hóa của Vương quốc Phù Nam:
- A. Người Phù Nam có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt trời.
- B. Cư dân chủ động tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo. Các tôn giáo này lại tiếp tục được truyền bá đến nhiều vùng đất khác ở Đông Nam Á.
C. Cư dân Phù Nam sử dụng ngựa để đi lại và kéo xe.
- D. Nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ khá phát triển.
Câu 15: Vương quốc Phù Nam dần bị suy yếu và thôn tính bởi:
- A. Chăm-pa.
- B. Ấn Độ.
C. Chân Lạp.
- D. Trung Quốc.
Câu 16: Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là:
- A. Chăn nuôi rất phát triển.
- B. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.
- C. Nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển.
D. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
Câu 17: Hoạt động kinh tế rất phát triển ở Phù Nam là:
- A. Đánh bắt thủy hải sản.
- B. Chế tác kim hoàn.
- C. Sản xuất nông nghiệp.
D. Ngoại thương đường biển.
Câu 18: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam nằm ở:
- A. Vùng ven biển miền Trung nước ta.
B. Các tỉnh Nam Bộ nước ta.
- C. Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta.
- D. Bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số quốc gia Đông Nam Á ngày nay.
Câu 19: Vương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sơ của nền văn hóa:
- A. Văn hóa Sa Huỳnh.
B. Văn hóa Óc Eo.
- C. Văn hóa Phù Nam.
- D. Văn hóa tiền Óc Eo.
Câu 20: Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng của:
A. Văn hóa Ấn Độ.
- B. Văn hóa Óc Eo.
- C. Văn hóa Chăm-pa.
- D. Văn hóa Trung Quốc.
Câu 21: Những sản phẩm thủ công nghiệp thể hiện đặc trưng của vùng văn hóa sông nước là:
A. Khắc tượng, thần từ đá, gỗ.
- B. Đồ trang sức bằng vàng.
- C. Ấm vòi cổ ngỗng và cà ràng.
- D. Ấm đất nung.
Câu 22: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa:
- A. Sản phẩm làm ra không chỉ phục vụ đời sống hằng ngày mà còn được dùng để trao đổi buôn bán trong nước với các nước khác.
B. Người Chăm-pa bán những sản phẩm nổi tiếng của miền nhiệt đới như trầm hương, kì nam, ngọc trai, ngà voi,…để đổi lấy nho, ô-liu,…(từ các nước phương Tây).
- C. Người Chăm giỏi nghề đi biển.
- D. Vương quốc Chăm-pa là một trung tâm buôn bán quốc tế thời bấy giờ, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Ả Rập.
Câu 23: Xã hội Chăm-pa gồm những tầng lớp chính:
- A. Tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công.
- B. Quý tộc, chủ nô, nông dân, thương nhân, nô lệ.
C. Tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ.
- D. Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ.
Câu 24: Bảo tàng điêu khắc Chăm là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn, trưng bày nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chăm-pa cổ nằm tại:
- A. Quảng Ngãi.
- B. Quảng Nam.
C. Đà Nẵng.
- D. Bình Định.
Câu 25: Về tôn giáo, tín ngưỡng, Phù Nam và Chăm-pa có đặc điểm giống nhau là:
A. Đều tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ.
- B. Đều thờ thần Mặt Trăng.
- C. Chỉ phát triển tín ngưỡng bản địa, không tiếp thu tôn giáo bên ngoài.
- D. Bỏ tín ngưỡng bản địa, theo Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận