Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 6 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:

  • A. Tô Định bạo ngược, cai trị tàn ác khiến cho nhân dân oán hận.
  • B. Chính sách cai trị hà khắc chảu chính quyền đô hộ nhà Ngô. 
  • C. Nhà Lương siết chặt ách cai trị, khiến người Việt càng thêm khốn khổ.
  • D. Bất bình với chính sách thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường. 

Câu 2: Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là: 

  • A. Diễn ra qua hai giai đoạn: Khởi nghĩa và kháng chiến. 
  • B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.
  • C. Chống ách đô hộ của nhà Đường.
  • D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.

Câu 3: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Lý Bí là:

  • A. Không cam chịu chính sách cai trị hà khắc, thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.
  • B. Chính sách cai trị khắc nghiệt của nhà Lương khiến người Việt ngày càng khốn khổ.
  • C. Mâu thuẫn giữa người Việt và nhà Hán.
  • D.Bất bình với chính sách cai trị của nhà Ngô. 

Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ là:

  • A. Bất bình trước chính sách tô thuế nặng nề của chính quyền đô hộ nhà Đường.
  • B. Chính sách cai trị bạo ngược, tàn ác khiến cho nhân dân rất oán hận của nhà Hán.
  • C. Mâu thuận ngày một gay gắt giữa người Việt với chính quyền cai trị nhà Ngô. 
  • D. Chính sách cai trị khiến cho nhân dân ngày càng thêm khốn khổ của nhà Lương. 

Câu 5: Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở:

  • A. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • B. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
  • C. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
  • D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Câu 6: Nhận định nào dưới đây không đúng về cuộc khới nghĩa Lý Bí:

  • A. Năm 545, Triệu Quang Phục tiếp tục thay Lý Bí lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi, lên làm vua và gọi là Triệu Việt Vương.
  • B. Năm 602, nhà Tùy đưa quân xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
  • C. Cuối năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân.
  • D. Năm 545, Triệu Quang Phục xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch. 

Câu 7: Một số địa điểm di tích liên quan đến các nhân vật lịch sử thời Bắc thuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan,…thể hiện:

  • A. Tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta.
  • B. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.
  • C. Sự phát triển cùa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
  • D. Vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời kì Bắc thuộc do ai lãnh đạo:

  • A. Hai Bà Trưng.
  • B. Bà Triệu.
  • C. Lý Bí.
  • D. Mai Thúc Loan. 

Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc là:

  • A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách dùng người Việt để trị người Việt.
  • B. Chính sách đồng hóa của chính quyền đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.
  • C. Chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đầu tranh bất khuất không cam chịu của nhân dân ta.
  • D. Do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc. 

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:

  • A. Làm chủ Mê Linh, hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).
  • B. Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. 
  • C. Dân chúng quận Giao Chỉ lần lượt nổi dậy, lực lượng ngày càng đông đảo. 
  • D. Chính quyền ban tước cho tướng có công, miễn giảm thuế khóa cho dân. 

Câu 11: Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là:

  • A. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
  • B. Tạo nên bước ngoặt lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X.
  • C. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời Bắc thuộc.
  • D. Để lại những bài học quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này. 

Câu 12: Di tích lịch sử gắn liền với thời khai quốc, thành lập nước Vạn Xuân là:

  • A. Đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội).
  • B. Lăng Bà Triệu trên đỉnh núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
  • C. Đền thờ Phùng Hưng (Sơn Tây, Hà Nội).
  • D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội). 

Câu 13: Một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc thời kì Bắc thuộc là:

  • A. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
  • B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
  • B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  • C. Khởi nghĩa Bà Triệu.

Câu 14: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:

  • A. Trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộ đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam.
  • B. Là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì mục tiêu hàng dầu là độc lập, tự chủ của người Việt.
  • C. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời Bắc thuộc, mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt. 
  • D. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt. 

Câu 15: Đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hoá sinh vào cõi bất diệt nằm ở:

  • A. Huyện Mê Linh, Hà Nội
  • B. Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
  • C. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội. 
  • D. Quận Tây Hồ, Hà Nội.

Câu 16: Trưng Trắc, Trưng Nhị là:

  • A. Hào trưởng lớn ở vùng Quan Yên, quận Cửu Chân (tỉnh Thanh Hóa ngày nay).
  • B. Con gái Lạc tướng huyện Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
  • C. Làm quan nhỏ ở xứ Kinh Bắc (tỉnh Thái Nguyên ngày nay).
  • D. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, quê ở Hoan Châu (tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). 

Câu 17: Tầng lớp trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại được quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc là:

  • A. Hào trưởng bản địa. 
  • B. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hóa.
  • C. Địa chủ người Việt.
  • D. Nông dân làng xã.

Câu 18: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm:

  • A. Năm 34.
  • B. Năm 42.
  • C. Năm 43.
  • D. Năm 40.

Câu 19: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là:

  • A. Khởi nghĩa Bà Triệu.
  • B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
  • C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  • D. Khởi nghĩa Lý Bí. 

Câu 20: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc?

“Trước đây những người làm thứ sử thấy đất châu (Giao Chỉ) có các thứ ngọc trai, lông (chim) trả, tê, voi, đồi mồi, hương lạ, gỗ tốt, nhiều người không liêm khiết, vơ vét của cải cho đầy rồi lại xin đổi đi”.

  • A. Đất nước ta có nhiều sản vật quý.
  • B. Chính sách vơ vét, bóc lột nặng nề về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc.
  • C. Các triều đại phong kiến phương Bắc nắm độc quyền về sản vật quý.
  • D. Các triều đại phong kiến phương Bắc mua sản vật quý với giá thấp. 

Câu 21: Khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm:

  • A. Năm 246.
  • B. Năm 247.
  • C. Năm 248.
  • D. Năm 249.

Câu 22: Cuộc khởi nghĩa thu hút vào chục vạn người tham gia, được nhân dân Chăm-pa, Chân Lạp là:

  • A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  • B. Khởi nghĩa Ngô Quyền.
  • C. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
  • D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. 

Câu 23: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:

  • A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của họ.
  • B. Lực lượng quân đội đồn trú có vai trò kiểm soát các làng, xã của người Việt.
  • C. Tập trung xây đắp các thành lũy lớn như: thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình, Đại La (Hà Nội). 
  • D. Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. 

Câu 24: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) thất bại chủ yếu là do:

  • A. Lực lượng chênh lệch giữa ta và địch.
  • B. Nhân dân chưa triệt để chống giặc.
  • C. Chưa có đường lối kháng chiến đúng.
  • D. Người lãnh đạo không có tài năng.

Câu 25: Địa bàn nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hiện nay thuộc địa phương:

  • A. Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • B. Huyện Mê Linh, Hà Nội.
  • C. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
  • D. Huyện Đông Anh, Hà Nội. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo