Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 6 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về kiến trúc – điêu khắc của của Đông Nam Á:
- A. Đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.
- B. Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi.
- C. Nghệ thuật điêu khắc chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật,…
D. La-ra Giong-grang là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng vào thế kỉ VIII.
Câu 2: Đâu không phải là tín ngưỡng dân gian của cư dân Đông Nam Á:
- A. Tín ngưỡng phồn thực.
- B. Tục cầu mưa.
- C. Tục thờ cúng tổ tiên.
D. Tín ngưỡng thờ mẫu.
Câu 3: Kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc là:
- A. Người Khơ-me.
- B. Người Mã Lai.
C. Người Việt.
- D. Người Môn.
Câu 4: Người Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ, tiêu biểu nhất là:
A. Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta.
- B. Chuyến tàu tới Pakistan.
- C. Sơ-kun-tơ-la.
- D. Kinh Vê-đa.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X:
- A. Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng như: tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,…
- B. Các tín ngưỡng bản địa ở Đông Nam Á đã kết hợp, dung hoà với những tôn giáo bên ngoài như Ấn Độ giáo, Phật giáo, tạo nên đời sống tín ngưỡng đa dạng, phong phú.
- C. Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian, hầu hết có liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
D. Quốc gia duy nhất chịu có tín ngưỡng Thần – Vua là Chăm-pa.,
Câu 6: Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo:
A. Ấn Độ.
- B. Trung Quốc.
- C. Cam-pu-chia.
- D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 7: Công trình kiến trúc nào dưới đây không thuộc các quốc gia Đông Nam Á:
- A. Tháp Chăm (Việt Nam).
- B. Khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a).
C. Chùa hang A-gian-ta (Ấn Độ).
- D. Chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma).
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải nhận đúng về Đông Nam Á:
- A. Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào khu vực như Phật giáo.
B. Các cư dân Đông Nam Á không có chữ viết riêng mà sử dụng chữ viết của người Ấn Độ, người Trung Quốc.
- C. Văn học Ấn Độ rất mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.
- D. Nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thần, tượng Phật và phù điêu.
Câu 9: Nhiều tín ngưỡng dân gian của Đông Nam Á hầu hết có liên quan đến:
- A. Hoạt động trồng cây lúa nước.
B. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- C. Hoạt động thương mại biển.
- D. Hoạt động kinh tế ở những thương cảng lớn.
Câu 10: Người Chăm, người Khơ-me, người Môn cổ ở Đông Nam Á tiếp thu chữ viết của nước nào?
- A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
- C. Hy Lạp.
- D. Ai Cập.
Câu 11: Màu vàng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày nay có ý nghĩa:
A. Tượng trưng cho sự thịnh vượng.
- B. Tượng trưng cho sự hoà bình, bền vững, đoàn kết và năng động của ASEAN.
- C. Thể hiện động lực và can đảm.
- D. Nói lên sự thuần khiết.
Câu 12: Người Lào đã tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc mình là:
- A. Ra-ma-kien.
- B. Riêm Kê.
- C. Ra-ma-y-a-na.
D. Phạ lắc – Phạ Lam.
Câu 13: Các quốc gia Đông Nam Á có sự giao lưu văn hóa từ rất sớm với những quốc gia:
- A. Các quốc gia Tây Á.
B. Ấn Độ và Trung Quốc.
- C. Chỉ giao lưu trong khu vực.
- D. Chỉ giao lưu với Ấn Độ.
Câu 14: Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tín ngưỡng, tôn giáo nào từ Ấn Độ và Trung Quốc?
- A. Ấn Độ giáo và Thiên chúa giáo.
- B. Phật giáo và Thiên chúa giáo.
C. Ấn Độ giáo và Phật giáo.
- D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Câu 15: Tấm bia đầu tiên của người Khơ – me viết bằng chữ gì?
A. Chữ Phạn và chữ Khơ – me cổ
- B. Chữ Pa - li
- C. Chữ Môn cổ
- D. Chữ Mã Lai cổ
Câu 16: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về nhà nước đầu tiên của người Việt cổ:
- A. Nhà nước Văn Lang còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết.
B. Tương truyền nước Văn Lang trải qua 15 đời, cha truyền con nối.
- C. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
- D. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang là dấu mốc kết thúc thời kì nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam, tạo cơ sở tiến đề cho sự hình thành và phát triển nền văn minh của thời kì dựng nước trong lịch sử Việt Nam.
Câu 17: Đâu không phải là tác phẩm văn học ảnh hưởng bởi văn học Ấn Độ?
- A. Ra-ma Khiên (Thái Lan).
- B. Ra-ma-y-a-na (In-đô-nê-xi-a).
- C. Riêm Kê (Cam-pu-chia).
D. Con Rồng, cháu Tiên (Việt Nam).
Câu 18: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, tôn giáo đã theo chân các nhà buôn du nhập vào Đông Nam Á:
A. Phật giáo.
- B. Đạo giáo.
- C. Thiên chúa giáo.
- D. Hồi giáo.
Câu 19: Chữ viết của người Chăm cổ có nguồn gốc từ loại văn tự:
- A. Chữ tượng hình.
B. Chữ Phạn.
- C. Chữ hình nêm.
- D. Chữ tượng ý.
Câu 20: Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào thời Văn Lang, Âu Lạc không còn được duy trì và phát triển đến ngày nay là:
- A.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các lực lượng tự nhiên.
- B. Tục gói bánh chứng, làm bánh giày, ăn trầu.
- C. Lễ hội ngày mùa, đấu vật, đua thuyền.
D. Xăm mình tránh thủy quái.
Câu 21: Một trong những nét độc đáo của thành Cổ Loa là:
A. Gồm hai vòng khép kín có hào bao quanh.
- B. Hoàn toàn làm bằng đá ong.
- C. Được cấu trúc như hình trôn ốc.
- D. Bao bọc xung quanh bởi núi hiểm trở.
Câu 22: Người đứng đầu một bộ là:
- A. Lạc hầu.
B. Lạc tướng.
- C. Vua Hùng.
- D. Lạc dân.
Câu 23: Lễ hội Cổ Loa được tổ chức tổ chức tại Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) với mục đích:
- A. Tưởng nhớ công lao của An Dương Vương.
- B. Thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trông cây”.
- C. Phục dựng lại cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.
D. Tưởng nhớ công lao của An Dương Vương và thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
Câu 24: Triệu Đà đã sử dụng âm mưu để làm suy yếu nước Âu Lạc:
A. Cho con sang ở rể để lấy cắp nỏ thần.
- B. Giả vờ xin hòa và dùng mưu chia rẽ nội bộ Âu Lạc.
- C. Xúi giục các bộ lạc ở trong nước nổi dậy.
- D. Tập trung thêm quân để tiêu diệt Âu Lạc.
Câu 25: Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở:
- A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
B. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
- C. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
- D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận